Chiều 1/6, tại phiên thảo luận của Quốc hội về vấn đề thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã tham gia giải trình, làm rõ thêm một số ý kiến của các đại biểu Quốc hội.




Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN
Xung quanh vấn đề phân bổ, giao vốn, Bộ trưởng cảm ơn ý kiến của các đại biểu, khẳng định Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiếp thu, rút kinh nghiệm các tồn tại trong thời gian tới.

Liên quan đến nội dung được nhiều đại biểu quan tâm về giải ngân vốn đầu tư công, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, đây là vấn đề bức xúc kéo dài, liên quan đến rất nhiều kỳ họp mà Bộ trưởng đã nhiều lần báo cáo với Quốc hội. Bộ trưởng khẳng định, Chính phủ luôn nhận được sự quan tâm, đồng hành, ủng hộ của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong công tác phân bổ cũng như giải ngân vốn đầu tư công. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cũng xác định đây là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng, góp phần thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế, nhất là trong bối cảnh tình hình khó khăn hiện nay.

Theo ông Nguyễn Chí Dũng, từ năm 2022 đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã rất quyết liệt chỉ đạo, ban hành 16 nghị quyết, 6 công điện, 2 chỉ thị, tổ chức 4 hội nghị trực tuyến và duy trì 5 tổ công tác liên tục của Chính phủ và của các Bộ trưởng để đôn đốc công tác giải ngân. Các thành viên Chính phủ cũng trực tiếp làm việc với các địa phương để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc. Riêng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành 7 công điện, 6 văn bản đôn đốc hướng dẫn và cũng trực tiếp làm việc với rất nhiều địa phương để kịp thời nắm bắt, hỗ trợ giải quyết khó khăn.

"Nhờ đó, tỷ lệ giải ngân của các năm gần đây đã có tiến bộ rất tích cực: Tỷ lệ giải ngân của năm 2022 đạt 91,4% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Đây cũng là năm thứ hai liên tiếp đạt tỷ lệ giải ngân trên 90%. Đối với 5 tháng đầu năm 2023, chúng ta đạt là 22,22%, tương ứng với 5 tháng của năm 2022, đó là 22,37%, nhưng giá trị tuyệt đối lại cao hơn là 41.000 tỷ đồng, tức là cao hơn khoảng 35,5%. Như vậy, số tuyệt đối thì cao hơn rất nhiều", Bộ trưởng cho biết. 

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tinh thần chung là Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ vẫn quyết tâm phấn đấu đạt 95% kế hoạch của năm nay. "Đây là nhiệm vụ nhiều khó khăn, thách thức nhưng Chính phủ đang rất quyết tâm chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương phải thực hiện cho được", Bộ trưởng nhấn mạnh. 

Ông Nguyễn Chí Dũng cũng nêu thực tế, cùng một mặt bằng pháp lý, cùng một điều kiện khó khăn như nhau, nhưng có bộ, ngành, địa phương làm rất tốt, tỷ lệ rất cao; song ngược lại cũng có bộ, ngành, địa phương làm không tốt, tỷ lệ rất thấp, trong đó có cả trách nhiệm của các cơ quan chủ quản đầu tư. 

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định, Chính phủ đã nhận diện nhiều lần về những khó khăn trong vấn đề này, như chất lượng chuẩn bị dự án chưa tốt, giải phóng mặt bằng chậm, thời gian điều chỉnh dự án lâu, điều chỉnh nhiều lần, năng lực của Ban quản lý dự án, năng lực nhà thầu, trách nhiệm và sự vào cuộc của người đứng đầu có vấn đề hạn chế...

Năm 2023 có một số đặc thù, đó là quy mô vốn đầu tư công lớn (710.000 tỷ đồng), cao hơn các năm trước khoảng 23% (130.000 tỷ đồng). Bên cạnh đó, các yếu tố phát sinh về giá, nguyên vật liệu đầu vào trực tiếp ảnh hưởng đến xây dựng. Tình trạng một số bộ phận cán bộ, công chức đùn đẩy, né tránh, làm cho các thủ tục kéo dài.

Để đẩy nhanh vấn đề này, Bộ trưởng nêu một số giải pháp như rà soát lại quy định pháp luật, trong đó có Luật Đầu tư công và các nghị định hướng dẫn, những khâu có thể đẩy nhanh và rút ngắn, sẽ kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; đẩy mạnh hoạt động của các tổ công tác; đẩy nhanh tiến độ công việc liên quan đến kiểm đếm, giải phóng mặt bằng; kịp thời rà soát, điều chuyển vốn dự án triển khai chậm sang dự án triển khai nhanh; điều chuyển cán bộ có tâm lý né tránh, đùn đẩy trách nhiệm. Bộ trưởng cũng đề nghị đại biểu Quốc hội tăng cường công tác giám sát tại địa phương mình, ngành mình, đơn vị mình để cùng Chính phủ cải thiện tốt công tác này trong thời gian tới.


                                            TheoBaotintuc

Các tin khác


Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” tại Hòa Bình

Sáng 24/4, tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình Thủy điện Hòa Bình, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Hội LHTN tỉnh Hòa Bình tổ chức Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Ban chấp hành T.Ư Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam; Nguyễn Kim Quy, Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHTN Việt Nam; lãnh đạo các ban, văn phòng, đơn vị trực thuộc T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam và lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các tỉnh: Hòa Bình, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nam...

Báo Lạng Sơn kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên

Ngày 24/4, Báo Lạng Sơn tổ chức kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên (1/5/1964 - 1/5/2024). Dự lễ kỷ niệm có các đồng chí: Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn; lãnh đạo các sở, ngành tỉnh; các cơ quan thông tấn, báo chí T.Ư và 17 Báo Đảng địa phương...

Sẵn sàng tổ chức đại hội Mặt trận Tổ quốc cấp huyện

Đến thời điểm này, các xã, phường, thị trấn trong tỉnh cơ bản hoàn thành tổ chức Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam cấp xã, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Công tác tổ chức đại hội tại các xã, phường, thị trấn đều trang trọng, đảm bảo nguyên tắc dân chủ, đạt yêu cầu về nội dung, chương trình, kế hoạch, đúng điều lệ, quy định, hướng dẫn. Sau thành công của Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam cấp cơ sở, các địa phương quyết tâm tổ chức thành công Đại hội MTTQ Việt Nam cấp huyện theo đúng kế hoạch đề ra.

Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Trong những năm qua, người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh đã phát huy vai trò nòng cốt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua đó góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội trong cộng đồng.

Tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần cải cách hành chính

Theo báo cáo kết quả Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2023) của Bộ Nội vụ công bố mới đây, tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần xếp hạng Chỉ số CCHC các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tập trung thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định cải cách hành chính (CCHC) là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp, ngành, hướng tới mục tiêu xây dựng bộ máy phục vụ tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp và người dân. Theo đó, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các nội dung CCHC gắn với công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục