(HBĐT) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức 3 đoàn công tác do các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy làm trưởng đoàn tiến hành kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đối với các Đảng bộ trực thuộc và các sở, ngành.
Tại các cuộc kiểm tra, bên cạnh việc kiểm điểm, đánh giá những kết quả đạt được sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội, nhiều nội dung rất quan trọng liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội địa phương đã được bàn thảo. Trong đó, nhận định năm 2023 - năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội đã đi qua được nửa chẳng đường với rất nhiều khó khăn, thách thức. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, nền kinh tế nước ta chịu tác động kép, vừa phải chống chọi với sức ép từ cả bên ngoài và bên trong, đòi hỏi tỉnh phải quyết liệt hành động hơn nữa, vượt qua khó khăn, thách thức để có thể đạt được các mục tiêu, kế hoạch đề ra.
Theo báo cáo, quý I/2023, kinh tế tỉnh ta tăng trưởng 3,88%. Sang quý II, kinh tế của tỉnh tăng trưởng không đạt như kỳ vọng. Mặc dù khu vực công nghiệp, nông nghiệp phát triển ổn định, thương mại, dịch vụ tiếp tục phục hồi, tuy nhiên cộng đồng doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Cùng với tình trạng tăng trưởng tín dụng thấp là việc đứt gãy chuỗi cung ứng, thị trường lao động, thị trường bất động sản còn bất cập.
Việc thực hiện một số chính sách thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia và công tác quy hoạch còn chậm....
Ngoài những khó khăn chung của nền kinh tế, tỉnh ta chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu. Tình trạng nắng nóng, hạn hán xảy ra nhiều nơi trên địa bàn tỉnh. Nguy cơ thiếu nước, thiếu điện sản xuất không chỉ ảnh hưởng xấu đến đời sống người dân mà còn kéo theo rất nhiều hệ lụy cho sản xuất, kinh doanh.
Trước thực tế đó, với quyết tâm, nỗ lực từng bước hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra trong năm 2023, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo các giải pháp ổn định kinh tế, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và đảm bảo an sinh xã hội. Một trong những giải pháp tỉnh đang nỗ lực triển khai là cải cách thủ tục hành và thúc đẩy chuyển đổi số, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Với phương châm cải thiện thực chất, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành tiếp tục tập trung rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là các quy định là rào cản đối với sản xuất, kinh doanh. Tăng cường phân cấp, ủy quyền trong giải quyết thủ tục hành chính. Thực hiện tốt công tác tiếp nhận, giải quyết kiến nghị của người dân, doanh nghiệp và triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số.
Đặc biệt, nhằm đồng hành cùng doanh nghiệp, mới đây, UBND tỉnh đã tổ chức đối thoại tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư gắn với các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh với gần 100 doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh tham dự. Tại cuộc đối thoại, UBND tỉnh đã chỉ đạo trực tiếp các sở, ngành, lãnh đạo UBND các huyện, thành phố giải trình, làm rõ và đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư.
6 tháng cuối năm được dự báo nền kinh tế tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn, thách thức. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, những yếu tố bất lợi kép từ bên ngoài và bên trong mới phát sinh khó lường, chưa dự báo được có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế - xã hội của đất nước. Chính vì vậy, cần lắng nghe, tiếp thu và tiếp tục bám sát các mục tiêu để cụ thể hóa bằng các giải pháp cụ thể, chỉ đạo quyết liệt các ngành, địa phương tích cực, chủ động, linh hoạt thực hiện nghiêm túc, hiệu quả những nhiệm vụ, giải pháp trong các lĩnh vực, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu kế hoạch năm 2023.
Việc thực hiện một số chính sách thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia và công tác quy hoạch còn chậm....
Ngoài những khó khăn chung của nền kinh tế, tỉnh ta chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu. Tình trạng nắng nóng, hạn hán xảy ra nhiều nơi trên địa bàn tỉnh. Nguy cơ thiếu nước, thiếu điện sản xuất không chỉ ảnh hưởng xấu đến đời sống người dân mà còn kéo theo rất nhiều hệ lụy cho sản xuất kinh doanh.
Trước thực tế đó, với quyết tâm, nỗ lực từng bước hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra trong năm 2023, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo các giải pháp ổn định kinh tế, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và đảm bảo an sinh xã hội. Một trong những giải pháp tỉnh đang nỗ lực triển khai là cải cách thủ tục hành hành và thúc đẩy chuyển đổi số, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Với phương châm cải thiện thực chất, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành tiếp tục tập trung rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là các quy định là rảo cản đối với sản xuất, kinh doanh. Tăng cường phân cấp, ủy quyền trong giải quyết thủ tục hành chính. Thực hiện tốt công tác tiếp nhận, giải quyết kiến nghị của người dân, doanh nghiệp và triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số.
Đặc biệt, nhằm đồng hành cùng doanh nghiệp, mới đây, UBND tỉnh đã tổ chức đối thoại tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư gắn với các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh với gần 100 doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh tham dự. Tại cuộc đối thoại, UBND tỉnh đã chỉ đạo trực tiếp các sở, ngành, lãnh đạo UBND các huyện, thành phố giải trình, làm rõ và đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư.
6 tháng cuối năm được dự báo nền kinh tế tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn, thách thức. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, những yếu tố bất lợi kép từ bên ngoài và bên trong mới phát sinh khó lường, chưa dự báo được có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế - xã hội của đất nước. Chính vì vậy, cần lắng nghe, tiếp thu và tiếp tục bám sát các mục tiêu để cụ thể hóa bằng các giải pháp cụ thể, chỉ đạo quyết liệt các ngành, địa phương tích cực, chủ động, linh hoạt thực hiện nghiêm túc, hiệu quả những nhiệm vụ, giải pháp trong các lĩnh vực, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu kế hoạch năm 2023.
Đinh Hòa
(HBĐT) - Trong 2 ngày 21 - 22/6, Hội Nông dân (HND) huyện Mai Châu tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XII, nhiệm kỳ 2023 – 2028. Có 177 đại biểu tiêu biểu đã tham dự đại hội.
(HBĐT) - Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ở Đảng bộ huyện Đà Bắc đã trở thành phong trào thi đua sâu rộng, tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, nhân dân trên địa bàn.
(HBĐT) - Thời gian qua, các cấp Công đoàn trong tỉnh đã tổ chức có hiệu quả các phong trào thi đua (PTTĐ) yêu nước trong đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVC-LÐ). Qua đó phát huy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, sáng tạo của CNVC-LÐ, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cũng như hoàn thành nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phương.
(HBĐT) - Chiều 21/6, đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) xây dựng Đảng, đoàn thể trong các doanh nghiệp (DN) ngoài khu vực Nhà nước trên địa bàn tỉnh, cùng các đồng chí thành viên BCĐ đã có buổi khảo sát tại Đảng bộ huyện Lương Sơn.
(HBĐT) - Kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2023), Báo Hòa Bình đã nhận được sự quan tâm, chia sẻ, động viên của các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UB MTTQ tỉnh; các sở, ban, ngành, đoàn thể; các huyện, thành phố; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cộng tác viên.
(HBĐT) - Sáng 21/6, tại UBND huyện Kim Bôi diễn ra Lễ ra mắt mô hình điểm "Chính quyền thân thiện vì Nhân dân phục vụ” cấp huyện. Dự buổi lễ có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) phong trào thi đua "Dân vận khéo" tỉnh; Bùi Tiến Lực, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch UB MTTQ tỉnh, Phó BCĐ phong trào thi đua "Dân vận khéo" tỉnh...