Sáng 9/11, thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc bày tỏ sự nhất trí cao về việc ban hành nghị quyết trong giai đoạn hiện nay. Điều này sẽ góp phần tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong giải quyết các vụ án kinh tế thời gian qua.


Đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách ĐBQH tỉnh Hòa Bình phát biểu thảo luận.

Quả nghiên cứu dự thảo Nghị quyết và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp, ĐBQH Đặng Bích Ngọc cơ bản đồng tình với các nội dung của dự thảo. Việc ban hành nghị quyết trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết, nhằm tháo gỡ những khó khăn bất cập trong giải quyết các vụ án kinh tế thời gian qua. Do vậy, đại biểu nhất trí với phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng như dự thảo.

Góp ý về các biện pháp xử lý vật chứng, tài sản (Điều 3), đại biểu Đặng Bích Ngọc đồng tình với quy định biện pháp nộp tiền bảo đảm để hủy bỏ việc thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa theo Dự thảo Nghị quyết tại Khoản 2. Theo đại biểu, biện pháp này là phù hợp trong quá trình giải quyết các vụ án kinh tế lớn hiện nay. Bởi mục tiêu là sớm thu hồi các khoản bồi thường thiệt hại, giảm tối đa việc đưa ra xử lý tài sản, tiết kiệm chi phí, bảo đảm quyền cho chủ sở hữu và đặc biệt tránh lãng phí các loại tài sản mà trong quá trình thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa có thể dẫn đến hư hỏng, làm giảm giá trị. Trong khi đó, quy định của dự thảo nghị quyết là: số tiền nộp đảm bảo không thấp hơn giá trị vật chứng, tài sản theo kết luận định giá tài sản.

Như vậy, việc nộp tiền là hoàn toàn phù hợp, đáp ứng được mục đích lớn nhất của các vụ án kinh tế là thu hồi tiền, tài sản. Thực tế hiện nay, theo quy định tại Điều 90 và Điều 106, Bộ luật Tố tụng hình sự chưa quy định việc bảo quản, xử lý đối với vật chứng, tài sản là giấy tờ có giá (cổ phiếu, trái phiếu…); tại điểm d, khoản 1, Điều 8, Nghị định số 18/2002/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung năm 2013) của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý kho vật chứng quy định: giấy tờ có giá phải được niêm phong và gửi tại hệ thống Kho bạc nhà nước cùng cấp nơi cơ quan thụ lý vụ án có trụ sở, tuyệt đối không được phép lưu thông. Trong khi đó, các vụ án về tham nhũng, kinh tế hiện nay, cơ quan tiến hành tố tụng đã tiến hành thu giữ nhiều sổ chứng nhận cổ đông, cổ phiếu, đồng thời phong tỏa hoặc có văn bản yêu cầu tạm dừng giao dịch đối với các tài khoản chứng khoán…

Đại biểu Đặng Bích Ngọc cho rằng, đây là những tài sản có chỉ số biến động về giá trị rất nhanh; theo thời gian, giá trị của cổ phần, cổ phiếu… có thể sẽ tăng lên, giảm xuống hoặc thậm chí không còn giá trị theo diễn biến thị trường. Do đó, việc niêm phong và không được phép lưu thông như quy định nêu trên có thể gây thiệt hại cho chủ sở hữu, ảnh hưởng đến quyền tài sản của họ và các cổ đông khác.

Về Khoản 3 biện pháp cho phép mua bán, chuyển nhượng vật chứng, tài sản và xử lý tiền thu được từ việc mua bán, chuyển nhượng, theo đại biểu, vật chứng, tài sản là bất động sản, tài sản gắn liền với đất, giấy tờ có giá, chứng khoán hoặc trang thiết bị, phương tiện, vật tư trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nếu không tiếp tục được lưu thông trên thị trường, khai thác, sử dụng thì sẽ bị giảm hoặc mất giá trị.

Việc dự thảo Nghị quyết cho thí điểm áp dụng các biện pháp này khi có đủ điều kiện tạo cơ sở pháp lý cho việc đưa vật chứng, tài sản vào lưu thông trên thị trường, tiếp tục được khai thác, sử dụng, khơi thông nguồn lực, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, vẫn bảo đảm việc thu hồi tiền thông qua việc bán các loại tài sản.

Mặc dù 2 biện pháp này được áp dụng đối với cùng loại vật chứng, tài sản (Bất động sản, tài sản gắn liền với đất, giấy tờ có giá, chứng khoán hoặc trang thiết bị, phương tiện, vật tư trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa); cùng căn cứ, điều kiện (phải được cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu giám định, yêu cầu định giá); cùng có việc nộp tiền vào tài khoản tạm giữ của cơ quan tiến hành tố tụng; cùng có mục đích bảo đảm khơi thông nguồn lực, tránh lãng phí, đóng băng tài sản; cùng để hủy bỏ các biện pháp tố tụng (thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa) đã áp dụng trước đó; cùng giống nhau về cách thức xử lý các vấn đề xảy ra (Xử lý bằng số tiền bảo đảm đã nộp/ xử lý bằng số tiền đã mua bán, chuyển nhượng, không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ việc, vụ án).

Tuy nhiên, việc áp dụng 2 biện pháp này là khác nhau. Trong đó, về loại vật chứng, tài sản, biện pháp nêu tại khoản 2: đối với vật chứng, tài sản chưa đủ điều kiện để mua bán, chuyển nhượng theo quy định của pháp luật thì có thể áp dụng biện pháp này để cho nộp tiền bảo đảm. Biện pháp nêu tại khoản 3: vật chứng, tài sản được phép mua bán, chuyển nhượng theo quy định của pháp luật thì có thể áp dụng biện pháp cho mua bán, chuyển nhượng.

Về căn cứ, điều kiện, biện pháp nêu tại khoản 2: (1) Vật chứng, tài sản thuộc quyền sở hữu, quản lý hợp pháp của người bị buộc tội hoặc tổ chức, cá nhân khác có liên quan; (2) Người bị buộc tội hoặc tổ chức, cá nhân khác có liên quan có văn bản đề nghị nộp tiền bảo đảm để nhận lại tài sản khai thác, sử dụng.

Biện pháp nêu tại khoản 3: (1) Vật chứng, tài sản thuộc quyền sở hữu, quản lý hợp pháp của người bị buộc tội hoặc tổ chức, cá nhân khác có liên quan và không có tranh chấp, được phép mua bán, chuyển nhượng theo quy định của pháp luật; (2) Người bị buộc tội hoặc tổ chức, cá nhân khác có liên quan có văn bản đề nghị cho phép mua bán, chuyển nhượng.

Đồng tình với thời gian thực hiện thí điểm không quá 3 năm quy định tại Điều 4, đại biểu cho rằng: Nghị quyết thí điểm nên thực hiện trong 3 năm là phù hợp. Kết thúc thời gian thí điểm, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao sẽ tổng kết, đánh giá kết quả thí điểm; nếu thấy phù hợp, hiệu quả, giải quyết căn cơ được những khó khăn, vướng mắc, bất cập, đủ các điều kiện thì sẽ nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự và các luật liên quan để thực hiện đồng bộ.


Bùi Hiển

Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh 


Các tin khác


Công bố quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Chiều 8/11, UBND tỉnh tổ chức hội nghị công bố Quyết định bổ nhiệm cán bộ. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì hội nghị. 

Khảo sát việc triển khai, thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 18/01/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng 

Chiều 8/11, đoàn công tác của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh do PGS.TS Nguyễn Danh Tiên, Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng làm trưởng đoàn đã khảo sát, làm việc về triển khai, thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TƯ, ngày 18/01/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về "tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng” trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Võ Ngọc Kiên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.

Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh dự Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc xóm Ngái, xã Thạch Yên

Ngày 8/11, xóm Ngái, xã Thạch Yên (Cao Phong) tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024. Đến dự, chung vui có các đồng chí: Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Đại tá Trịnh Đức Thiêm, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh...

Nâng cao chất lượng thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học ở Trường Chính trị tỉnh hiện nay

Đối với Trường Chính trị hiện nay, hoạt động thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học (NCKH) là một trong những nhiệm vụ cơ bản, quan trọng. Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng, ý nghĩa của hoạt động này, thời gian qua, hoạt động thực hiện đề tài NCKH của Trường Chính trị tỉnh Hoà Bình đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Huyện Yên Thuỷ: Xây dựng làng văn hóa, quốc phòng - an ninh tạo sức sống mới trong vùng dân tộc thiểu số

Trước khi xây dựng mô hình "Làng văn hóa, quốc phòng - an ninh (QP-AN)”, xóm Lương Tiến, xã Lạc Lương (Yên Thủy) là địa bàn khó khăn về hạ tầng nông thôn. Các mô hình sản xuất chưa được chuyển đổi hiệu quả, tỷ lệ hộ nghèo cao. Sau quá trình khảo sát thực tế, Ban Chỉ huy quân sự (CHQS) huyện Yên Thủy đã tham mưu UBND huyện xây dựng mô hình "Làng văn hóa, QP-AN” tại xóm Lương Tiến nhằm xây dựng "Làng, bản ấm no, không còn nghèo đói - Sạch đường, đẹp ngõ, không có dịch bệnh - Gia đình hòa thuận, con cháu thảo hiền - Làng xóm yên vui”.

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thảo luận về dự án Luật Dữ liệu

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 8/11, buổi sáng Quốc hội thảo luận ở Hội trường về dự án Luật Dữ liệu. Buổi chiều, các đại biểu thảo luận ở tổ về Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục