Ông Thản bên những kỷ vật của một thời chiến đấu tại chiến trường Điện Biên Phủ
(HBĐT) - Đã bước vào tuổi 78, nhưng nhìn ông vẫn quắc thước, nhanh nhẹn. Cuộc đời ông có không ít biến cố thăng trầm, nhưng dù trong hoàn cảnh nào ông vẫn sống lạc quan yêu đời vì một lẽ: Những ký ức về Điện Biên vẫn còn sáng mãi.
Ông là Bùi Quang Thản, một CCB đã từng tham gia chiến đấu để góp phần làm nên chiến thắng lịch sử "nên vành hoa trắng nên trang sử vàng" vào ngày 7/5/1954. Gặp lại ông vào một ngày tháng 5 lịch sử tại căn nhà riêng ở phường Đồng Tiến, TP Hòa Bình, một lần nữa chúng tôi lại được nghe kể lại chuyện chiến trường với những gian khổ, hiểm nguy, nhưng không hề thiếu sự lạc quan, nghị lực sống và chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc.
Năm 1950, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, chàng thanh niên Bùi Quang Thản khi đó đang ở tuổi 16 xếp bút nghiên cùng bạn bè trang lứa xung phong vào bộ đội. Rời vùng quê chiêm trũng Bình Lục (Hà Nam), ông bắt đầu những chuyến hành quân về vùng Tây Bắc. Ba năm trời đằng đẵng không một lần về thăm nhà, lâu lâu mới có một lá thư để thăm hỏi gia đình cho nguôi ngoai nỗi nhớ. Ông và những người đồng đội vẫn an tâm chiến đấu thi đua giết giặc để giữ nước. Năm 1953, đơn vị của ông đang dừng chân ở Yên Bái thì có lệnh hành quân tới bến đò Âu Lâu. Sang đò mới biết mình đang hành quân về với Điện biên Phủ. Vượt qua chặng đường dài gian khổ đến Điện Biên Phủ đơn vị được lệnh bắt tay vào việc đào hầm, giao thông hào để chuẩn bị cho chiến dịch trên cánh đồng Mường Thanh. Trong trí nhớ của ông thì việc đào hầm còn vất vả hơn cả đánh giặc. Bởi trên đầu là máy bay, pháo sáng, đạn bom của địch quét liên hồi. Bộ đội ta ăn, ngủ rồi đào, đắp, tất cả đều ở trong lòng đất. Có những căn hầm chưa kịp đào xong thì đã bị máy bay địch ném bom đánh sập. Trong những căn hầm ấy hầu như không ngày nào là không có sự mất mát, hy sinh, vì bom đạn, vì sốt rét và bị kiệt sức, nhưng điều đáng nói là không một ai nản chí. Khi những căn hầm, những tuyến giao thông hào được hoàn thành chằng chịt như mạng nhện trên cánh đồng Mường Thanh thì cũng là lúc cấp trên có lệnh vào chiến dịch.
Với chất giọng đầy phấn khích ông Thản kể lại; Ngày 13/3, đơn vị chúng tôi được lệnh đánh trận đầu tiên (đánh vào đồi Him Lam). Trước khi vào trận, tất cả mọi người đều được lệnh ăn mặc đẹp, mỗi người tự ghi cho mình một mẩu giấy nhỏ gồm tên tuổi, đơn vị, quê quán để vào ngực áo bên trái. Ngoài việc đeo trên mình 4 quả thủ pháo, 5-6 quả lựu đạn, một khẩu súng mỗi người còn được trang bị 2 chiếc bánh chưng xanh .... Khi mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng, cả đơn vị cùng ngồi lại để nghe đọc thư của Bác Hồ và nghe lệnh tiến công của đại tướng Võ Nguyên Giáp. Cho đến hôm nay ông vẫn nhớ như in từng câu, từng chữ những lời động viên, khích lệ của Bác Hồ trong thời khắc lịch sử đó. Lời động viên kịp thời của Bác đã tiếp thêm sức mạnh khí thế quyết tâm cho những người lính xung trận với tinh thần quyết chiến, quyết thắng. Ông và những người đồng đội đã chiến đấu hết mình, đến ngày 7/5, tuy bị thương khá nặng, nhưng nằm trên cáng của các anh chị em tải thương, trái tim nóng hổi của ông vẫn nhảy nhót như muốn vỡ òa lồng ngực khi nghe tin chiến thắng.
Giải phóng Điện Biên, ông Thản cũng được giải ngũ và được tuyển vào công tác trong ngành ngân hàng của Trung ương và của tỉnh Hà Sơn Bình. Vừa làm vừa học, trong công việc ông luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Năm 1998, ông mới được về nghỉ hưu, cũng bắt đầu từ đây ông có nhiều thời gian hơn để hổi tưởng về những năm tháng hào hùng nơi chiến trường Điện Biên Phủ. Ông nhắn tin, dò hỏi tìm lại những người bạn từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa để thành lập Ban liên lạc chiến Điện Biên của thành phố Hòa Bình. Đã từ nhiều năm nay, Ban liên lạc chiến sỹ Điện Biên của ông duy trì lịch gặp mặt đều đặn, mỗi năm 2-3 lần để ôn lại truyền thống và thường xuyên thăm hỏi, giúp đỡ lẫn nhau khi có người ốm đau hoặc gặp khó khăn hoạn nạn. Riêng ông và một vài người bạn chiến đấu đã trở lại Điên Biên tới lần thứ 6. Với ông, về với Điện Biên là để giữ lửa, giữ niềm tin yêu vào cuộc sống bằng những ký ức tốt đẹp rạng ngời chí khí cách mạng, tinh thần chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Thúy Hằng
(HBĐT) - Đảng bộ huyện Lương Sơn hiện có 49 chi, Đảng bộ trực thuộc. Từ đầu năm đến nay, Đảng bộ huyện đã kết nạp được 32 đảng viên mới, nâng tổng số đảng viên toàn Đảng bộ lên hơn 4.000 đồng chí.
Thay đổi phương châm tác chiến từ “Đánh nhanh giải quyết nhanh” sang “Đánh chắc tiến chắc” được coi là sự kiện kịch tính nhất trong lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp, điều mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp gọi là “quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ huy của tôi”. Lúc đó ông mới 43 tuổi.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nêu rõ tăng cường phát huy dân chủ trong toàn xã hội, đó là mục tiêu, là động lực phát triển đất nước.
(HBĐT) - Đẩy mạnh thực hiện các mục tiêu trong Kế hoạch hành động Vì sự tiến bộ phụ nữ (VSTBPN), thời gian qua, Ban VSTBPN các cấp đã chú trọng tổ chức triển khai hoạt động theo kế hoạch. Quan tâm tạo điều kiện nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ cán bộ nữ, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống, thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ trong gia đình và xã hội.
Chiều 1-5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân, cùng Ðoàn đại biểu Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Lễ khai mạc Triển lãm Thế giới Thượng Hải 2010, thăm TP Thượng Hải, hai tỉnh Giang Tô và Chiết Giang (Trung Quốc). Chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ Việt Nam - Trung Quốc đi vào chiều sâu và tạo cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp hai nước, đồng thời giới thiệu, quảng bá về đất nước, con người Việt Nam, xúc tiến kêu gọi đầu tư phục vụ phát triển đất nước.
Cùng với lễ kỷ niệm 35 năm - Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước lần đầu tiên "Lễ hội thống nhất non sông" đã được tổ chức với quy mô quốc gia tại hai bờ sông Bến Hải, khu vực cầu Hiền Lương - nơi chứng kiến nỗi đau chia cắt của đất nước và cũng là nơi chịu hậu quả nặng nề và tàn khốc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Vĩnh Linh hôm nay