Hội thảo “Di sản Hồ Chí Minh với vấn đề xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, là đạo đức, là văn minh”

 

Chiều qua 14-5, tại Hà Nội đã diễn ra cuộc tọa đàm khoa học “Minh triết Hồ Chí Minh” do Trung tâm Minh triết Việt, Nhà xuất bản Tri thức và Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh tổ chức nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 – 19-5-2010).

Chủ tịch Hồ Chí Minh trao tặng đồng bào các dân tộc bức trướng của đồng bào thủ đô Hà Nội (tháng 5-1959)

Tại cuộc tọa đàm, các nhà nghiên cứu cho rằng, minh triết văn hóa Việt có nhiều nguồn gốc. Minh triết trong vốn trí tuệ và tâm linh của người Việt chúng ta không tách rời minh triết nhân loại bao gồm minh triết của nhiều nền văn minh, nhiều khu vực văn hóa, nhiều tôn giáo... Ngay trong bản thân minh triết lưu hành ở Việt Nam có thể tìm thấy nhiều vết tích vang vọng của minh triết những nền văn hóa, văn minh khác. Các nhà nghiên cứu đều khẳng định: Trong thời đại Hồ Chí Minh, minh triết Hồ Chí Minh với sức thấm sâu, lan tỏa rộng trong lòng dân, trong toàn xã hội và nhân loại, xứng đáng là một nguồn trung tâm trong đa nguồn minh triết Việt.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai cho rằng: “Nghiên cứu minh triết Hồ Chí Minh, chúng ta cảm nhận rõ ràng, chính nhờ thổi cái hồn minh triết của tinh thần dân tộc, của chủ nghĩa yêu nước, ý thức thân dân mà Hồ Chí Minh đã góp phần quyết định vào sự hình thành và giữ gìn thân mệnh Nhà nước mới Việt Nam. Nhà nước Dân chủ cộng hòa và độc lập tự do hạnh phúc...”. Theo ông Nguyễn Khắc Mai, trong minh triết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, địa vị của người dân là cao nhất, dân là trên hết. Chính vì vậy, trong bài báo Dân vận viết ngày 15-10-1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân...”.

Theo GS Hoàng Ngọc Hiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không ngần ngại lấy cái minh triết “tình nghĩa” của Việt Nam vốn có từ hàng ngàn năm làm “ruột” cho Chủ nghĩa Mác – Lênin, một học thuyết cách mạng phương Tây hiện đại. Đó chính là sự vận dụng không thể hoàn hảo hơn của “Minh triết Hồ Chí Minh”.

GS Hoàng Chí Bảo đã phân tích và khẳng định, với những minh triết của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại mà còn là một hiện tượng văn hóa độc đáo trong lịch sử nhân loại nói chung, chứ không chỉ riêng của dân tộc Việt Nam. GS Hoàng Chí Bảo cho biết, rất nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài đã khẳng định, trong thế kỷ 20, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những lãnh tụ hiếm hoi mà ngay khi đang sống đã trở thành một huyền thoại của nhân loại...

Cùng ngày, tại Đà Nẵng, Học viện Chính trị - Hành chính khu vực 3 đã tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Di sản Hồ Chí Minh với vấn đề xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, là đạo đức, là văn minh”. Hầu hết tham luận đều tập trung làm sáng tỏ những nội dung như: Di sản Hồ Chí Minh - những giá trị bền vững cần khẳng định; lý luận và thực tiễn về vấn đề xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch vững mạnh, là đạo đức, là văn minh; làm gì để thấm nhuần và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, là đạo đức, là văn minh.

 

                                                                               Theo SGGP

Các tin khác


Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh: Khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động tỉnh

Chiều 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh.

Đoàn Đại sứ quán Nhật Bản thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình

Ngày 7/5, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH làm việc với đoàn Đại sứ quán Nhật Bản và đơn vị tài trợ thực hiện Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” (VIE071). Tham dự có đại diện Tổ chức hỗ trợ NCT tại Việt Nam (HAI), lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục