Dự án

Dự án "Tạo điều kiện thuận lợi thu hút trẻ đến trường thông qua việc cứng hóa đường giao thông" của xóm Quyết Tiến, xã Phúc Tiến hoàn thành và đưa vào sử dụng tháng 10/2010.

(HBĐT) - Ý nghĩa lớn của mô hình cộng đồng quản lý đem lại cho người dân 11 xóm dự án của huyện Kỳ Sơn chính là sự tự tin, mạnh dạnh trong tổ chức họp bàn, phân tích hiện trạng, vấn đề của tập thể và cùng nhau bàn cách giải quyết. Ngoài ra, người dân còn chủ động trao đổi những khó khăn bức xúc, từ đó, đóng góp sáng kiến, biết lập kế hoạch, sắp xếp, tổ chức, phân công công việc, tính toán chi tiêu, thực hiện dự án.…

 

Chúng tôi có dịp được tham dự chương trình biểu diễn cồng, chiêng của đội văn nghệ xã Phúc Tiến (Kỳ Sơn) và buổi “thuyết trình” đầy tự tin của những người nông dân trước sự tham dự của đoàn Đại sứ 4 nước: Thụy Sỹ, Niu Dilân, Na uy, Canada và lãnh đạo Huyện uỷ, UBND huyện Kỳ Sơn, đại diện Trung tâm sáng kiến phát triển cộng đồng (RIC). Quả thực, họ đã đem đến sự bất ngờ và hấp dẫn lạ lùng với những người tham dự.

 

Chương trình biểu diễn cồng, chiêng của những người phụ nữ dân tộc Mường duyên dáng trong trang phục truyền thống đã không chỉ biểu diễn thành công trong buổi làm việc của đoàn hôm đó mà tiểu dự án phát triển văn hóa này đã thực sự thành công, đóng góp cho các chương trình văn hóa, văn nghệ, phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở KDC… Tiếp đó là bài thuyết trình của ông Đinh Công Danh, xóm Đoàn Kết 2, xã Phúc Tiến về tiểu dự án “Cải thiện điều kiện nước sinh hoạt”; dự án “Tạo điều kiện thuận lợi thu hút trẻ em đến trường thông việc cứng hoá đường giao thông” của xóm Quyết Tiến và xóm Mon.

 

Ông Danh chia sẻ: Chúng tôi được tham gia vào tất cả các bước trong chu trình quản lý các dự án phát triển;  được học để trực tiếp thiết kế dự án, kỹ năng thúc đẩy, tổ chức thực hiện, theo dõi, giám sát, đánh giá, viết báo cáo. Tiểu dự án “Cải thiện điều kiện nước sinh hoạt” của nhóm ông thực hiện trước nhu cầu thực tế đầy khó khăn về nước sinh hoạt của 13 hộ dân, 50 nhân khẩu cụm dân cư khu vực Suối Nam. Các hộ này sống rải rác theo sườn núi, rất xa nguồn nước. Nước sinh hoạt hàng ngày phải chắt chiu, thậm chí về mùa khô không có nước dùng. Vì vậy, cụm dân cư này muốn khai thác nguồn nước tự chảy từ khe suối Tải Nôi về để sử dụng. Nhóm đã khảo sát, tìm được nguồn nước sạch, lên kế hoạch chi tiết xây bể chứa, mua ống dẫn nước…Với kinh phí của dự án hỗ trợ 22 triệu đồng, người dân tự bỏ ra 16 triệu đồng, công trình đã được hoàn thiện trong thời gian 1 tháng. Hiện nay, công trình đưa nước về đến tận nhà 13 hộ dân trong cụm dân cư này.

 

Không chỉ ở xóm 2, xã Phúc Tiến, người dân xóm 3 xã Mông Hóa cũng đã thành công với dự án cầu dân sinh. Bà Nguyễn Thị Chanh - trưởng nhóm cộng đồng xóm 3 cho biết: Xóm có 78 hộ, 317 nhân khẩu. Trước kia có 10 hộ dân bị tách biệt hẳn với bà con trong xóm bởi một con suối dài. Phía đầu nguồn dòng suối là nhiều khe nhỏ chảy dọc quả đồi trọc. Với địa thế dốc, nhỏ hẹp nên hàng năm có mưa, lũ nước tràn về cuốn phăng mất cây cầu tạm- con đường thông thương duy nhất của 10 hộ dân nơi đây. Những ngày mưa lũ, mọi hoạt động dường như bị ngừng trệ. Khổ nhất là trẻ nhỏ, cầu mất là phải nghỉ học.

 

Sau khi nhận được số tiền hỗ trợ 40 triệu đồng từ quỹ cộng đồng quản lý, nhân dân trong xóm đã họp bầu nhóm nòng cốt để tham gia các lớp tập huấn do RIC tổ chức. Kết thúc lớp tập huấn, người dân đã biết cách lập kế hoạch, viết đề xuất tiểu dự án, tự thiết kế, thi công, giám sát công trình. Các hộ tích cực tham gia hưởng ứng, đóng góp ngày công thực hiện tiểu dự án. Kết quả là chỉ sau 11 ngày, cây cầu dài 14 m, rộng 2 m, có đổ dầm bê tông cốt thép vững chắc đã hoàn thành với tổng kinh phí 27.705.000 đồng (trong đó, dự án hỗ trợ 14.400.500 đồng, còn lại do nhân dân đóng góp ngày công lao động).

 

Ông Lê Văn Hải - giám đốc Trung tâm RIC cho biết: Mô hình cộng đồng quản lý được cơ quan hợp tác và phát triển Thuỵ Sỹ - SDC tài trợ (PCMM). Từ tháng 4/2009, Dự án thúc đẩy cộng đồng quản lý tại Việt Nam được đưa vào triển khai ở huyện Kỳ Sơn. Qua quá trình thực hiện ở 11 xóm, dự án đã thực hiện tốt mục tiêu của Trung tâm là góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân và phát triển cộng đồng bền vững; người dân biết cách xây dựng nhóm, huy động nguồn lực để lập kế hoạch, thực hiện và giám sát quá trình thực hiện kế hoạch mình đã lập ra; phát huy tối đa sức sáng tạo, sự bình đẳng, chia sẻ và minh bạch trong quá trình thực hiện các tiểu dự án của người dân…

                            

                                                                                         Hồng Duyên      

 

 

Các tin khác


Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Cao Phong

Chiều 6/5, tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tiếp tục tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Yên Thủy

Sáng 6/5, tại xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm các đồng chí; Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn đã tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Yên Thủy. Dự hội nghị TXCT có các đồng chí: Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...

Đổi mới công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) và miền núi, thời gian qua, công tác dân vận ở vùng ĐBDTTS được hệ thống chính trị các cấp của tỉnh chú trọng thực hiện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục