Bà con nông dân xã Cao Sơn, Đà Bắc chủ động chuẩn bị thức ăn thô phòng cxhống đói rét cho trâu.

Bà con nông dân xã Cao Sơn, Đà Bắc chủ động chuẩn bị thức ăn thô phòng cxhống đói rét cho trâu.

(HBĐT) - Từ đầu tháng 1 đến nay, tình hình thời tiết diễn biến hết sức phức tạp, đặc biệt, rét đậm, rét hại đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất, nhất là đối với đàn gia súc, gia cầm. Để tìm hiểu rõ những ảnh hưởng của đợt rét đậm, rét hại tới chăn nuôi, phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn ông Phạm Vinh Xương, phó Chi cục Thú y. Sau đây là nội dung phỏng vấn:

 

PV: Xin ông đánh giá tình hình rét đậm, rét hại ảnh hưởng đến đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh như thế nào?

 

Ông Phạm Vinh Xương: Đợt rét đậm, rét hại bắt đầu từ đầu tháng 1/2011, đến nay đã kéo dài gần 2 tuần. Theo dự báo, tình hình rét đậm, rét hại sẽ tiếp tục tăng cường và nhiệt độ sẽ còn xuống thấp hơn nữa. Rét đậm, rét hại đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đời sống của nhân dân trên địa bàn tỉnh, nhất là trong lĩnh vực chăn nuôi. Theo báo cáo của các địa phương, từ đầu tháng 1 đến nay, toàn tỉnh có 233 con trâu, bò bị chết rét, chết đói. Nguyên nhân chính là bà con nông dân ở các địa phương vẫn duy trì tập quán thả rông đàn trâu, bò khi xảy ra rét đậm, rét hại chưa có biện pháp chăm sóc, phòng - chống kịp thời.

 

Cũng xin lưu ý, vào thời điểm vụ đông - xuân, nhất là khi có rét đậm, rét hại, nếu không chủ động phòng - chống đàn trâu, bò thường phát sinh các loại dịch bệnh như: lở mồm long móng, tiêu chảy, nhiễm khuẩn, tụ huyết trùng, viêm phổi truyền nhiễm….

 

PV: Xin ông cho biết công tác lãnh đạo, chỉ đạo và các biện pháp phòng  - chống đói rét cho trâu, bò trên địa bàn tỉnh được triển khai như thế nào?

 

Ông Phạm Vinh Sương: Dự báo trước tình hình, ngày 4/11/2010, Chi cục Thú y đã tham mưu cho Giám đốc Sở NN &PTNT ban hành Công văn số 1035/SNN-CCTY “Về việc chủ động triển khai các biện pháp phòng - chống đói rét cho trâu, bò vụ đông xuân 2010-2011”. Tại Chỉ thị số 18/CT-UBND ngày 31/12/2010 của UBND tỉnh “Về việc tổ chức đón Tết nguyên đán Tân Mão 2011” cũng nhấn mạnh: “Kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh. Xử lý triệt để và nghiêm khắc các trường hợp buôn bán gia cầm, giết mổ lậu, vận chuyển gia súc, gia cầm nhiễm bệnh, mang mầm bệnh tại các cửa ngõ vào tỉnh; tăng cường phòng -chống dịch bệnh trên cây trồng - vật nuôi, không để xảy ra các loại dịch bệnh trên địa bàn tỉnh…”

 

Hiện nay, trên toàn tỉnh có khoảng 288.000 con trâu, bò, 500.000 con lợn, 3, 5 triệu con gia cầm.

 

Trước những diễn biến phức tạp của thời tiết, với chức năng, nhiệm vụ được giao, Chi cục Thú y đã thường xuyên cập nhật thông tin, kịp thời thông báo tình hình và phối hợp với chính quyền các địa phương trong tỉnh để triển khai quyết liệt các biện pháp phòng - chống đói, rét cho trâu, bò. Tăng cường hoạt động kiểm dịch, kiểm soát giết mổ. Chủ động chuẩn bị đầy đủ thuốc men, vật tư phục vụ phòng - chống và dập dịch. Đặc biệt, các trạm thú y và đội ngũ cán bộ thú y xã, thị trấn được phát huy để làm tốt công tác nắm tình hình, tăng cường tuyên truyền, vận động, hướng dẫn bà con nông dân thực hiện các biện pháp phòng - chống đói, rét cho trâu, bò. Tiến hành phun hoá chất tiêu độc khử trùng tại các chợ đầu mối và 12 chốt kiểm dịch trên toàn tỉnh.

 

PV: Dự báo thời tiết rét đậm, rét hại còn tiếp tục kéo dài và nhiệt độ có thể còn xuống thấp hơn nữa, xin ông cho biết những biện pháp cần thực hiện để phòng chống đói rét cho trâu, bò?

 

Ông Phạm Vinh Xương: Để phòng - chống đói rét cho trâu, bò trong điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài, ngành Thú y khuyến cáo bà con nông dân chủ động triển khai một số biện pháp sau: củng cố chuồng trại chăn nuôi đảm bảo điều kiện vệ sinh, phòng bệnh. Sử dụng tốt các phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn dự trữ cho đàn trâu, bò. Di chuyển đàn trâu, bò ra khỏi khu vực núi cao. Đưa trâu, bò thả rông về chỗ nuôi nhốt và có thể kiểm soát được. Chuẩn bị đầy đủ thức ăn thô, thức ăn tinh, khoáng, vitamin để tăng cường sức khoẻ cho vật nuôi. Che chắn chuồng trại để giữ ấm cho đàn gia súc, gia cầm. Thường xuyên kiểm tra để kịp thời phát hiện những diễn biến bất thường về dịch bệnh trên đàn gia  súc, gia cầm, nếu có phải báo cáo kịp thời cho cơ quan chức năng, chính quyền địa phương. Trường hợp trâu bò, vật nuôi yếu hoặc đang ốm đau phải được điều trị bằng các biện pháp tích cực. Để phục vụ sản xuất, bà con nông dân cần lựa chọn thời điểm phù hợp, không nên đưa trâu, bò ra đồng quá sớm hoặc cày bừa dưới ruộng nước quá lâu.

 

PV: Xin cảm ơn ông

 

 

                                                                     Đức Phượng

                                                                      (Thực hiện)

 

 

Các tin khác


Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh: Khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động tỉnh

Chiều 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh.

Đoàn Đại sứ quán Nhật Bản thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình

Ngày 7/5, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH làm việc với đoàn Đại sứ quán Nhật Bản và đơn vị tài trợ thực hiện Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” (VIE071). Tham dự có đại diện Tổ chức hỗ trợ NCT tại Việt Nam (HAI), lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục