Trong bóng tối dày đặc của chủ nghĩa thực dân đang bao trùm, Nguyễn Ái Quốc đã gặp được ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và mau chóng trở thành một chiến sĩ cộng sản. Sự gặp gỡ này phản ánh những nhu cầu đang đặt ra của lịch sử là xác định một con đường đúng đắn cho cuộc đấu tranh giải phóng của dân tộc Việt Nam nói riêng và các dân tộc thuộc địa nói chung. Nguyễn Ái Quốc chính là người đảm nhận nhiệm vụ lịch sử đó.

 

Nắm vững luận điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin: Cách mệnh muốn thành công trư­ớc hết phải có Đảng cách mệnh, Đảng có vững cách mệnh mới thành công, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã nỗ lực xúc tiến chuẩn bị về mọi mặt để thành lập một Đảng Cộng sản chân chính. Với tất cả những nỗ lực của mình, bằng những bước đi vững chắc, Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị mảnh đất để gieo những "hạt giống đỏ" đầu tiên cho cách mạng Việt Nam, từng bước đưa tư tưởng cách mạng của chủ nghiã Mác - Lênin do Người tìm đến và mang về bén rễ vào thực tiễn cuộc đấu tranh của dân tộc.

Mùa xuân năm 1930, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã kịp thời triệu tập và chủ trì Hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập Đảng Cộng sản duy nhất ở Việt Nam. Sự kiện này là một bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam, chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước trong mấy chục năm. Từ đây cách mạng Việt Nam chuyển sang một trang mới.

Được Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, Đảng cộng sản Việt Nam đã trở thành một Đảng cách mạng chân chính, giữ vững vai trò lãnh đạo nhân dân Việt Nam hoàn thành thắng lợi cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân rồi đưa đất nước từng bước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vinh dự và trách nhiệm đó có được trước hết do Đảng đã đáp ứng được những yêu cầu khách quan của cách mạng và được đông đảo quần chúng tin tưởng.

Để có và giữ vững được vị trí và vai trò lãnh đạo cách mạng, Đảng đã không ngừng xây dựng và củng cố tổ chức, nâng cao trình độ nhận thức và lý luận, mỗi cán bộ đảng viên không ngừng rèn luyện về phẩm chất và năng lực để ngang tầm với những nhiệm vụ ngày càng khó khăn và phức tạp.

Những thắng lợi vẻ vang của cách mạng Việt Nam trong suốt 81 năm qua là kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố, là sự hy sinh phấn đấu bền bỉ của cả dân tộc mà hạt nhân là liên minh vững chắc của công nhân, nông dân với đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong từng giai đoạn cách mạng, Đảng đã tìm ra phương pháp, lựa chọn hình thức, bước đi, giải pháp thích hợp; giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa đường lối chiến lược và phương pháp cách mạng, giữa chiến lược và sách lược lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng; tỏ rõ trên thực tế năng lực lãnh đạo, vận động, tổ chức quần chúng trong các phong trào cách mạng...

Chặng đường cách mạng mới với những nhiệm vụ mới, với những khó khăn mới đòi hỏi toàn Đảng nỗ lực để vượt qua thử thách, đẩy lùi nguy cơ. Sự nỗ lực ấy trước hết cần phải đặt vào việc nâng cao trí và đức của mỗi cán bộ, đảng viên cùng với việc nâng cao trí và đức của toàn Đảng, toàn xã hội.

Trước ngày kỷ niệm 81 năm thành lập Đảng, Đại hội XI của Đảng họp vào lúc toàn Đảng, toàn dân ta đi qua thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, thực hiện thắng lợi nhiều chủ trương, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội X. Nhiều mục tiêu chiến lược trong giai đoạn 2001 - 2010 đã được thực hiện, đạt được bước phát triển mới cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 7,2%/năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, các lĩnh vực văn hoá, xã hội đạt thành tựu quan trọng trên nhiều mặt. Năm 2010 Việt Nam đã vượt qua ngưỡng “nước nghèo”, tổng thu nhập bình quân đầu người đạt gần 1.200 USD. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, dân chủ trong xã hội tiếp tục được mở rộng. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững. Công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế được triển khai sâu rộng và hiệu quả góp phần tạo môi trường hòa bình, ổn định và tăng thêm nguồn lực cho phát triển đất nước. Thế và lực của đất nước vững mạnh hơn, vị thế của Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế và khu vực được nâng cao... Tất cả những thành tựu đó tạo ra những tiền đề quan trọng để đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau.

Đại hội XI có ý nghĩa trọng đại, định hướng cho toàn Đảng, toàn dân ta tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Những định hướng phát triển đất nước trong tương lai được Đảng nêu lên trong Dự thảo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghiã xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), được toàn xã hội thảo luận góp ý và đã được Đại hội Đảng tiếp thu, điều chỉnh và thông qua. Cương lĩnh xây dựng đất nước là ngọn cờ định hướng và tập hợp lực lượng cho mọi hoạt động của Đảng trong những thập kỷ tới. Thực hiện thắng lợi Cương lĩnh, Việt Nam sẽ trở thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh.

81 mùa xuân đã qua từ mùa xuân thành lập Đảng. Ôn lại những bài học lịch sử đấu tranh và xây dựng vẻ vang, nhìn lại những vấn đề về xây dựng Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng cũng là để thấy rõ hơn vinh dự và trách nhiệm lớn của Đảng trước tương lai dân tộc, để tòan Đảng và từng đảng viên thấy rõ hơn và thực hiện tốt hơn vai trò tiên phong trong từng công việc cụ thể của mình. Nhân dân đã tin tưởng giao phó trách nhiệm lãnh đạo và Đảng càng nhận thức rõ hơn, thực hiện tốt hơn vai trò tiên phong của mình. Mỗi tổ chức đảng và từng đảng viên phải là những hạt nhân bảo đảm việc đưa những đường lối, chủ trương của Đảng vào cuộc sống nhanh chóng và hiệu quả, tiếp tục đưa đất nước phát triển bền vững và chủ động hội nhập quốc tế, vững bước đi tới tương lai.

 

                                                                                    Theo ĐCSVN

 

 

Các tin khác


Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh: Khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động tỉnh

Chiều 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh.

Đoàn Đại sứ quán Nhật Bản thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình

Ngày 7/5, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH làm việc với đoàn Đại sứ quán Nhật Bản và đơn vị tài trợ thực hiện Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” (VIE071). Tham dự có đại diện Tổ chức hỗ trợ NCT tại Việt Nam (HAI), lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục