Cây cầu bắc qua sông Bôi làm cho đường về xã vùng sâu Hưng Thi không còn nhiều cách trở.
(HBĐT) - Giữa tiết xuân se lạnh và nắng ấm ngập tràn, chúng tôi trở lại Hưng Thi - xã vùng sâu của huyện Lạc Thủy đang từ gian khó chuyển mình. Chiếc cầu phao bắc ngang sông Bôi đã nối liền Hưng Thi bên này với bên kia là đường Hồ Chí Minh thênh thang, rộng mở. ông Bùi Văn Thắng, Trưởng xóm Khoang hẻ hả: Trước đây, người dân nơi đây đêm ngày nơm nớp lo chiếc cầu làm bằng tre, gỗ chông chênh bị cuốn phăng ngày lũ. Năm nào cũng vậy, bà con phải huy động cây que, kiếm dây cáp, dây thừng cột chặt nhưng cây cầu vẫn cuốn trôi theo dòng nước xiết. Giờ đã khác, không còn cảnh mùa lũ đứng ở bên này sông trông về phía bên kia sông. Với bà con Hưng Thi, từ ngày có cây cầu chắc chắn, lòng ai cũng hân hoan, phơi phới, đường về xã vùng sâu không còn xa xôi nữa.
Đi hết cây cầu là sang đến xóm trung tâm của xã. Cuộc sống của người dân nơi vùng sâu, vùng xa này đã khác xưa nhiều. ông Bùi Văn Chung ở xóm Thơi bồi hồi nhớ lại: Nếu chị về đây chừng vài ba năm trước sẽ thấm thía hơn những vất vả, nhọc nhằn của bà con. Ngày đó, giao thông đi lại hết sức khó khăn, ngày mưa lũ, nước sông Bôi dâng cao, cầu bắc ngang sông chẳng còn khiến nhiều xóm, kể cả xóm trung tâm xã sống trong tình trạng bị chia cắt với bên ngoài. Diện mạo Hưng Thi đổi thay cách đây chưa lâu, bắt đầu từ khi các chương trình, dự án của Chính phủ được triển khai tại xã. Đáng kể nhất là Chương trình 135 đã đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình điện, đường, trường, trạm, gần đây nhất là xây mới trụ sở UBND xã và dành hơn 1 tỷ đồng làm cầu phao qua sông Bôi đáp ứng nhu cầu đi lại của bà con. 100% thôn, xóm đã có đường liên xóm, trong đó có 5 thôn vùng dưới làm được đường bê tông với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. 100% hộ gia đình được dùng điện lưới quốc gia.
Gần đây, không riêng cơ sở hạ tầng mà bộ mặt nông nghiệp, nông thôn ở Hưng Thi cũng có nhiều chuyển biến. Nghề rừng được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân chọn làm hướng đi phù hợp và bền vững trong phát triển kinh tế. Tại xã xuất hiện hàng chục lão nông đầu tư trồng rừng với quy mô lớn vài chục đến hàng trăm ha lát, keo lai như các ông Bùi Văn Nhinh ở xóm Khoang, Bùi Văn Chung ở xóm Thơi... ông Trần Viết Đại, cán bộ lâm nghiệp của xã cho biết: Mấy năm gần đây, phong trào trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc trở nên rầm rộ ở Hưng Thi. Với nhận thức trồng rừng phát triển kinh tế, BVMT sinh thái, hầu hết hộ gia đình ở các xóm đều tích cực tham gia trồng rừng. Năm 2010, độ che phủ rừng toàn xã theo thống kê lên tới 72%. Bên cạnh cấy lúa, trồng màu, một số ngành nghề dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp đã bước đầu hình thành và phát triển giúp các hộ nâng cao thu nhập. Với nhiều nỗ lực, không ít hộ nghèo của xã đã vươn lên thoát nghèo. Thu nhập bình quân của xã năm 2010 đã đạt 9 triệu đồng/người/năm. Với sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, xã đã cơ bản hoàn thành chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát.
Điều kiện kinh tế ngày càng cải thiện, đời sống của bà con trong xã từng bước được nâng lên, VH-XH khởi sắc. Xã tự hào có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, chất lượng giáo dục hàng năm được khẳng định, duy trì, tỷ lệ huy động trẻ ra lớp mẫu giáo đạt 100%, tiểu học đạt 98%. CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở KDC” được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng. Phong trào VH-VN, TD-TT phát triển rộng khắp và sôi nổi ở nhiều thôn, xóm. Đặc biệt, xã không có tai, tệ nạn xã hội. 8/10 thôn đạt làng văn hoá các cấp, trong đó có thôn Thung Trâm đạt làng văn hoá cấp tỉnh 5 năm liền.
Theo ông Bùi Văn Dương, Chủ tịch UBND xã, Hưng Thi hôm nay đang đi những bước vững chắc là nhờ sự chăm lo thiết thực, kịp thời của Đảng, Nhà nước, tinh thần đoàn kết, phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc. Tết đến, gia đình nào ở xã vùng sâu Hưng Thi cũng thịt lợn đủ dùng trong ba ngày tết. Hộ nghèo được cộng đồng xã, xóm chăm lo có một cái tết đầm ấm. Thôn, xóm rộn ràng tiếng hát, lời ca, sôi động các trò chơi thể thao dân tộc. Bà con trong xã vui đón xuân về trong lạc quan và tin tưởng về một tương lai không xa, cuộc sống nơi vùng sâu, xa này thêm giàu đẹp.
Bùi Minh
2010 được đánh giá là một năm đầy ắp những sự kiện quan trọng thể hiện vai trò chủ động nổi bật của ASEAN đối với khu vực và thế giới. Thành công này mang đậm dấu ấn của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2010: chủ động, tích cực, trách nhiệm và đầy tin cậy.
Sáng 3/2 - mùng Một Tết Tân Mão 2011, đúng ngày kỷ niệm 81 năm thành lập Đảng (3/2/1930-3/2/2011), Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang đã đến thăm và chúc Tết Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Đi lên từ một phóng viên, rồi từng giữ chức Tổng Biên tập báo Nhân Dân, Trưởng ban Tư tưởng văn hoá T.Ư, trợ lý Tổng Bí thư; xuất thân từ gia đình công nhân; đã 60 năm đứng trong hàng ngũ của Đảng, với trải nghiệm của mình, trong ngôi nhà nhỏ ở một khu chung cư Hà Nội, nhà báo lão thành Hữu Thọ tâm sự về mối quan hệ máu thịt Đảng - dân.
(HBĐT) - Khoảnh khắc giao thừa chào đón năm 2011 náo nức, tưng bừng, lung linh cùng hàng ngàn bông pháo hoa toả sáng trên dòng sông Đà. Cái lạnh giá của đêm 30 như bị xua tan trong mỗi nụ cười, trên gương mặt rạng ngời của người dân Hoà Bình.
(HBĐT) - Ngày mùng 2/2 (tức ngày 30 tết), trong không khí toàn Đảng, toàn dân nô nức đón chào xuân mới và hướng tới kỷ niệm 81 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, đoàn công tác của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh đã đến thăm, tặng quà, chúc Tết một số đơn vị đang làm nhiệm vụ trong những ngày Tết tại thành phố Hòa Bình.
(HBĐT) - Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, triều đình nhà Nguyễn nhanh chóng đầu hàng và dâng nước ta cho thực dân Pháp, từ đó, nước ta trở thành nước thuộc địa của thực dân Pháp. Trong bối cảnh lịch sử đó, các cuộc khởi nghĩa, phong trào yêu nước của nhân dân ta chống thực dân Pháp diễn ra liên tục nhưng đều không mang lại kết quả, có những phong trào đấu tranh bị dìm trong biển máu. Nguyên nhân cơ bản là do thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức và lực lượng cần thiết.