Cán bộ thú y huyện Lạc Thủy kiểm tra bệnh LMLM trên gia súc.

Cán bộ thú y huyện Lạc Thủy kiểm tra bệnh LMLM trên gia súc.

(HBĐT) - Đợt rét đậm, rét hại kéo dài từ ngày 2/1-2/2 đã làm hàng nghìn cho trâu, bò bị chết rét, phát sinh bệnh LMLM và bệnh tụ huyết trùng (THT) trên đàn gia súc. Hiện nay, chính quyền địa phương và người dân trong tỉnh đang đặc biệt quan tâm đến cơ chế hỗ trợ cho hộ nông dân bị thiệt hại do thiên tai 2 triệu đồng/con trâu, bò theo Quyết định số 142 của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 21/12/2009. PV Báo Hòa Bình đã trao đổi với ông Lương Thanh Hải, Chi cục trưởng Chi cục Thú y xung quanh vấn đề này.

 

PV: Thưa ông, theo thống kê của Chi cục Thú y, kết thúc đợt rét đậm, rét hại vừa qua, toàn tỉnh có 2.006 con trâu, bò bị chết rét. Nhưng theo số liệu của các địa phương, cả tỉnh có khoảng 2.800 con gia súc bị chết rét. Xin ông lý giải những số liệu trên?

 

Ông Lương Thanh Hải:  Số liệu thống kê của Chi cục Thú y tỉnh được cập nhật hàng  ngày (kể cả thứ bảy và chủ nhật) theo đúng hướng dẫn của cấp trên. Số liệu 2.006 con trâu, bò bị chết rét trên toàn tỉnh là số liệu được cập nhật đến ngày 7/2 thời điểm kết thúc đợt rét đậm, rét hại  đã gửi Cục Chăn nuôi - Bộ NN&PTNT và đã được Cục Chăn nuôi xác nhận đến ngày 11/2/2011: tỉnh ta có 2.006 con trâu, bò bị chết rét trong đợt rét đậm, rét hại kéo dài gần 1 tháng qua. Trong đó, huyện Kim Bôi 488 con, Đà Bắc 473 con, Lạc Sơn 402 con, Yên Thủy 202 con, Lương Sơn 156 con, Cao Phong 103 con, Lạc Thủy 20 con, TPHB 24 con, Mai Châu 72 con, Tân Lạc 26 con. Về số liệu 2.800 con là do các địa phương thống kê đến ngày 11/2. Chi cục Thú y sẽ tiếp tục cập nhật để báo cáo Bộ NN&PTNT, Thủ tướng Chính phủ xem xét cơ chế hỗ trợ. Khi có trâu, bò chết rét phát sinh phải thống kê đầy đủ, lập biên bản xác nhận có sự chứng kiến của 3 thành phần thú y viên, trưởng thôn, xác nhận của chính quyền địa phương, sau đó tổng hợp báo cáo cấp trên để xem xét hỗ trợ cho người chăn nuôi. 

 

P.V: Trong đợt rét đậm, rét hại vừa qua đã xuất hiện bệnh LMLM  và THT  trên đàn gia súc tại nhiều nơi, chính quyền địa phương đã chủ động trích ngân sách triển khai các biện pháp phòng - chống dịch bệnh, vậy có được hỗ trợ không?

 

Ông Lương Thanh Hải:  Công tác phòng - chống dịch bệnh là của ngành chức năng và chính quyền địa phương. Trong đợt rét vừa qua, tại nhiều nơi như: Kim Bôi, Lạc Thủy, Lạc Sơn đã xuất hiện bệnh LMLM và THT trên đàn gia súc. Các huyện đã chủ động trích ngân sách dự phòng triển khai các biện pháp cấp bách tiêm phòng, tiêu độc khử trùng, chỉ đạo nông dân vệ sinh chuồng trại. Với tổng kinh phí hàng trăm triệu đồng. Kinh phí các địa phương nằm trong dự toán ngân sách dự phòng được phân bổ hàng năm, nên chắc chắn không nhận được hỗ trợ. Tại một số địa phương đề nghị được công bố dịch LMLM trên đàn gia súc với mong muốn được hỗ trợ kinh phí. Tuy nhiên, quy trình công bố dịch tốn khá nhiều thời gian,  phức tạp cần có xét nghiệm, lấy kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm và nhiều vấn đề khác. ở góc độ chuyên môn chúng tôi thiết nghĩ là chưa cần thiết. Quan trọng nhất là hiệu quả công tác phòng - chống dịch bệnh không để lây lan ra diện rộng làm ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi và đời sống của người dân.

 

P.V: Để khống chết cơ bản dịch LMLM cần triển khai những biện pháp gì thưa ông?

 

Ông Lương Thanh Hải:  Hiện nay, ngân sách dự phòng mới chỉ đáp ứng tiêm 1 liều/gia súc có tác dụng trong vòng 6 tháng. Vì vậy, trong đợt rét vừa qua, vi rút mầm bệnh bộc phát dẫn đến hiện tượng nhiều nơi xuất hiện bệnh LMLM.  Đến nay, các địa phương và cơ quan chức năng đã cơ bản khống chế được dịch LMLM trên đàn gia súc. Theo dự báo thời gian tới đây, thời tiết sẽ ấm dần lên, qua theo dõi hàng năm sẽ là thời gian bệnh LMLM lắng xuống, không phát sinh thêm, tuy nhiên không vì thế mà chủ quan. Các địa phương cần đặc biệt quan tâm tới công tác phòng-chống dịch bệnh, duy trì tốt các chốt kiểm dịch, chống dịch bệnh lây lan làm thiệt hại cho ngành chăn nuôi. Thực tế cho thấy, với công tác phòng -chống dịch bệnh LMLM thì quan trọng nhất vẫn là công tác tiêm phòng 2 mũi/năm, tạo miễn dịch cho đàn vật nuôi và tổ chức tiêu độc khử trùng đủ 4 đợt/năm. Mới đây, Bộ NN&PTNT đã trình Thủ tướng Chính phủ cho phép xuất dự trữ quốc gia cấp cho tỉnh 50.000 liều vacxin, khi có thuốc sẽ phân bổ cho Đà Bắc, Cao Phong, Kỳ Sơn và TPHB. Như vậy sẽ bảo đảm được 2 mũi/năm; các huyện còn lại nằm trong chương trình khống chế bệnh LMLM quốc gia sẽ tiêm 2 mũi/năm. Như vậy, bệnh LMLM trên địa bàn chắc sẽ được khống chế.

 

P.V:  Xin cảm ơn ông!

   

 

                                                                          Lê Chung

                                                                         (thực hiện)

 

Các tin khác


Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh: Khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động tỉnh

Chiều 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh.

Đoàn Đại sứ quán Nhật Bản thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình

Ngày 7/5, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH làm việc với đoàn Đại sứ quán Nhật Bản và đơn vị tài trợ thực hiện Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” (VIE071). Tham dự có đại diện Tổ chức hỗ trợ NCT tại Việt Nam (HAI), lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục