Đường lên xóm Rổng Cấn, xã Lâm Sơn (Lương Sơn) đạt tiêu chí  về cơ sở hạ tầng của nông thôn mới.

Đường lên xóm Rổng Cấn, xã Lâm Sơn (Lương Sơn) đạt tiêu chí về cơ sở hạ tầng của nông thôn mới.

(HBĐT) - “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 -2020 và tầm nhìn đến năm 2030” đang được thực hiện thí điểm tại nhiều xã trong toàn tỉnh. Tại Lương Sơn, huyện đã chọn 4 xã Nhuận Trạch, Thành Lập, Cao Thắng và Hòa Sơn thực hiện thí điểm xây dựng nông thôn mới (NTM).

 

Theo ông Nguyễn Anh Đức, Trưởng phòng NN & PTNT huyện Lương Sơn, xây dựng NTM là vấn đề quan trọng nhằm tạo sự chuyển biến trong sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH góp phần giữ vững ổn định chính trị. Đây là cuộc cách mạng thay đổi cách nghĩ, cách làm của người nông dân. Chính vì vậy, cán bộ cơ sở và nhân dân cần hiểu đúng về yêu cầu và nội dung xây dựng NTM, có như vậy mới tạo ra tính chủ động, tự giác và hiệu quả của chương trình.

 

Thực hiện chương trình xây dựng NTM, huyện Lương Sơn đề ra mục tiêu đến năm 2015 có 20% số xã đạt chuẩn NTM. Đến nay, 15/19 xã đã tiến hành khảo sát đánh giá thực trạng trong 19 tiêu chí của bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM. Đối chiếu trong Bộ tiêu chí quốc gia thì có 7 xã đạt từ 7 - 11 tiêu chí, còn lại đạt từ 2 - 3 tiêu chí. Trong đó, xã Nhuận Trạch đã phối hợp với đơn vị tư vấn lập đề cương nhiệm vụ, đề án quy hoạch NTM và đã được UBND huyện phê duyệt. Chủ trương xây dựng NTM, phát huy nội lực là chủ yếu, Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí. Đây là chương trình phục vụ chính người dân nên người dân phải là chủ thể xây dựng. Nghị quyết Trung ương 7 về “tam nông” đã nêu rõ vai trò chủ thể của người nông dân; mọi việc phải được dân biết, dân bàn, dân làm, dân thụ hưởng. Tuy nhiên, trên thực tế không phải người dân nào, cán bộ xã nào cũng hiểu đúng về chủ trương xây dựng NTM. Do đó một số cán bộ và người dân chưa thật sự vào cuộc và còn tư tưởng trông chờ vào Nhà nước.

 

ông Đinh Công Dương, Chủ tịch UBND xã Cao Răm cho biết: Là xã 135, căn cứ vào Bộ tiêu chí quốc gia về NTM, xã chỉ đạt 2 tiêu chí về hệ thống tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh. Ngay từ khi có chủ trương, xã đã tuyên truyền phổ biến về nội dung, ý nghĩa của NTM cho cán bộ,  nhân dân trong xã thông qua các cuộc họp ở xã, xóm. Tuy nhiên, vẫn còn một số trưởng xóm, bí thư chi bộ mơ hồ về vấn đề này. ông Phan Trọng Tám, Trưởng xóm Quê Sụ hiểu rằng, đây là dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng điện, đường, trường, trạm là do cấp trên đầu tư kinh phí. Còn với ông Bùi Văn Trọng, một người dân xóm Quê Sụ cho biết: Khi đi họp xóm cũng chỉ thấy phổ biến là sắp được làm đường, xây dựng trường học đẹp hơn... Nếu cần sự đóng góp bằng ngày công lao động thì gia đình ông sẵn sàng, còn phải đóng tiền thì ông không có điều kiện. Đây rõ ràng là việc người dân chưa hiểu toàn diện về xây dựng NTM. Cũng theo ông Đinh Công Dương: Là xã còn nhiều khó khăn về KT-XH, nhận thức của một bộ phận nhân dân còn hạn chế. Chính vì vậy không chỉ có xã Cao Răm mà nhiều địa phương khác cũng cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Xây dựng NTM người dân là chủ thể, chỉ khi nào cán bộ cơ sở và người dân hiểu đúng, hiểu rõ yêu cầu và nội dung xây dựng NTM thì mới tạo ra tính chủ động, tự giác tham gia một cách sáng tạo vào việc xây dựng NTM.

 

Theo ông Nguyễn Minh Nghia, Chủ tịch UBND xã Cao Thắng, xây dựng NTM là quá trình lâu dài và không chỉ xây dựng hạ tầng cơ sở mà còn là một quá trình để người dân khu vực nông thôn từ sản xuất nhỏ, manh mún thành người nông dân sản xuất hàng hóa. Từ chỗ thu nhập thấp trở lên giàu có sung túc. Từ xây dựng tùy tiện, không chú trọng tới môi trường thành có ý thức sản xuất, xây dựng theo quy hoạch, có ý thức bảo vệ văn hóa dân tộc, nâng cao dân trí cộng đồng... Đảng ủy, chính quyền xã đã chỉ đạo các Hội, đoàn thể tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng nội dung xây dựng NTM, tạo thành cuộc vận động lớn ở nông thôn.

 

Cũng theo ông Nguyễn Anh Đức, khi nông dân nhận thức đúng đắn thì mọi việc được thực hiện nhanh và hiệu quả hơn. Đơn cử trong việc giải phóng mặt bằng trong làm đường giao thông hay xây dựng các công trình xã hội, khi người dân đã hiểu rõ là xây dựng NTM là cho bản thân mình thì họ sẵn sàng hiến đất, ủng hộ về vật chất hay ngày công lao động. Xây dựng NTM trước hết là xây dựng con người NTM với tính tự giác, sáng tạo cao.

 

                                                                                  Hồng Nhung

 

 

Các tin khác


Thông tin kỳ họp lần thứ 26 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy

Ngày 26/4, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy tiến hành kỳ họp lần thứ 26, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy chủ trì kỳ họp. Tại kỳ họp, UBKT Tỉnh ủy đã xem xét, kết luận các nội dung:

Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Tân Lạc lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Trong 2 ngày 25 - 26/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Tân Lạc tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 – 2029. Đây là đơn vị được Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chọn tổ chức Đại hội điểm cấp huyện. Đồng chí Bùi Tiến Lực, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vân Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh dự và chỉ đạo Đại hội.

Trung ương Đoàn triển khai quyết định về công tác cán bộ tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình

Sáng 26/4, tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình, T.Ư Đoàn tổ chức hội nghị triển khai công tác cán bộ. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Thường trực BCH T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy…

Huyện Kim Bôi gặp mặt chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng 25/4, huyện Kim Bôi tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Thành ủy Hòa Bình tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết xây dựng văn hóa con người Việt Nam

Sáng 25/4, Thành ủy Hòa Bình tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; 15 năm thực hiện Chương trình hành động số 18-CTr/TU, ngày 13/4/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình về thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị khoá X về "Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Đức Hinh thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên tại huyện Kim Bôi

Sáng 25/4, đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và đoàn công tác đã thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục