Người dân xã Mỵ Hòa (Tân Lạc) quan tâm theo dõi danh sách niêm yết cử tri. (Ảnh: Mạnh Hùng)

Người dân xã Mỵ Hòa (Tân Lạc) quan tâm theo dõi danh sách niêm yết cử tri. (Ảnh: Mạnh Hùng)

(HBĐT) - Bác Hồ vị lãnh tụ tối cao của Đảng, của dân tộc, vừa dành được chính quyền, muôn vàn khó khăn nhưng với nhãn quan cách mạng, một sự bình tĩnh, với sự tin tưởng vào dân Bác căn dặn: “Phải nhớ rằng dân là chỷ, dân như nước, mình như cá lực lượng bao nhiêu là nhờ ở dân hết” (1)

 

Khi có người nghi ngờ khả năng thực hiện quyền phổ thông đầu phiếu trong hoàn cảnh hơn 90% người dân còn mù chữ, Bác Hồ khẳng định: “Một mặt cần đẩy mạnh phong trào bình dân học vụ để xóa nạn mù chữ, mặt khác với một nhân dân trải qua thử thách của cách mạng có lòng yêu nước, có tinh thần chống bất công thì người dân đó hoàn toàn có khả năng thể hiện sự lựa chọn chính xác những người đại diện cho mình” (2)

 

Trước ngày Tổng Tuyển cử, Bác nói với đồng bào với cử tri:

 “Ngày mai, dân ta sẽ được tự do lựa chọn và bầu ra những người xứng đáng thay mặt cho mình vì gánh vác việc nước”.

 

Bác rất sáng suốt đặt ra vấn đề khôi phục tâm lý: “Ngày mai người ra ứng cử thì đông nhưng số đại biểu thì ít lẽ tất nhiên có người được cỷ, có người không được cử. Những người trúng cử phải ra sức giữ vững nền độc lập của tổ quốc và ra sức mưu sự hạnh phúc cho đồng bào. Phải luôn nhớ thực hành câu vì lợi nước quên lợi nhà, vì lợi chung, quên lợi riêng” (3)

 

Đến một địa điểm gặp mặt đồng bào, mặt mặt cử tri chiều hôm 5/1/1946, Bác xin mấy lời ngắn gọn: “Hoan nghênh đồng bào đi bỏ phiếu với tinh thần lập quốc, dựng nước. Đây là những lá phiếu dựng nước” (4)

 

Ngày ấy đáp lại kiến nghị của đồng bào, các cử tri về việc yêu cầu cụ Hồ Chí Minh được miễn phải ứng cử trong cuộc Tổng tuyển cử sắp tới vì cụ đã được toàn dân suy tôn làm Chủ tịch vĩnh viễn của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Bác Hồ đã có ý kiến với đồng bào với cử tri: “Tôi rất cảm động được đồng bào quá yêu mà đề nghị tôi không phải ra ứng cử”, đồng bào cử tri các nơi khác cử tôi vào Quốc hội nhưng tôi là một công dân của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa nên tôi không thể vượt khỏi thể lệ của Tổng tuyển cử đã định” (5)

 

Một lần, Bác gặp gỡ đồng bào ra mắt cử tri. Bác căn dặn:

 “Làm việc nước bây giờ là hy sinh là phấn đấu, quên lợi riêng mà nghĩ lợi chung. Những ai muốn làm quan cách mạng thì nhất định không nên bầu. Ngày mai không ai ép, không ai mua, toàn dân sẽ thực hiện quyền làm chủ ấy” (6)

 

Cuộc Tổng tuyển cử thành công, hàng vạn đồng bào thủ đô Hà Nội tổ chức mít tinh chào mừng 6 vị đại biểu trúng cử ở Hà Nội. Bác đã cảm ơn các đoàn thể, các cử tri, đồng bào ủng hộ Tổng tuyển cử. Bác Hồ hứa: “Trước sự nguy hiểm khó khăn của nước nhà, chúng tôi đi trước. Vưói việc giữ gìn nền độc lập chúng tôi xin đi trước” (7)

 

Sau bầu cử Quốc hội khóa I, Bác được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch nước. Bác đã nói những lời thấm thía với cử tri, với đồng bào: “Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào. Bây giờ phải gánh vác chức Chủ tịch nước là vì đồng bào ủy thác thì tôi phải gắng sức làm. Cũng như người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận. Bao giờ đồgn bào cho tôi lui thì tôi rất vui lòng lui” (8)

 

Có thể nói lời Bác căn dặn với đồng bào, với cử tri thấm đậm tư tương “nước lấy dân làm gốc”. Người nói:

Gốc có vững cây mới bền

Xây thắng lợi trên nền nhân dân (9)

 

Bác nhấn mạnh: “Nếu không có nhân dân giúp sức thì Đảng không làm được việc gì hết, phải liên hệ mặt thiết với dân chúng. Rời ra dân chúng là cô độc, cô độc thì nhất định thất bại” (10)

ơỷ một hội nghị Người nói:

Nước ta là nước dân chủ

Bao nhiêu lợi ích đều vì dân

Bao nhiêu quyền hạn đểu của dân (11)

 

Một lần Bác nghe tin ở một địa phương vay gạo trong dân chuyển ra tiền tuyến, Bác thấy việc làm kịp thời đáp ứng cho quân đội ăn no đánh giặc, Bác rất hoan nghênh nhưng Bác lại dặn “Phải trả cho dân thật sằng phẳng không được vay thì  quyền trả thì quyền tôi” (12)

 

Gần 5 tháng trước khi Bác đi  xa, ngày 27/4/1969. Ngày bầu cử hội dồng nhân dân khu phố khóa V (thành phố Hà Nội).

 

Bác Hồ đến hòm phiếu số 6 đơn vị 1, tiểu khu 1, khu phố Ba Đình làm nhiệm vụ công dân. Trước khi vào phòng viết phiếu Bác vui vẻ gặp lại những người làm nhiệm vụ. Sau khi làm mọi thủ tục của một cử tri, Bác bỏ lá phiếu vào hòm, rồi ra khỏi phòng bầu cử. Mọi người quây quần bên Bác để được nhìn thấy Bác và nghe rõ lời Bác dạy: “Bà con phát huy cao độ quyền làm chủ của mình để lựa chọn những đại biểu xứng đáng thay mặt mình đảm đương việc nước” (13)

 

Những lời Bác dặn với đồng bào, với cử tri, với cán bộ trong Tổng tuyển hay xây dựng đất nước rất chân tình, rất giản dị nhưng cũng rất nghiêm túc.

 

65 năm rồi, trải qua 12 khóa Quốc hội và nhiều khóa HĐND các cấp. Sắp tới nhân dân ta, cử tri cả nước đi đầu Quốc hội khóa XIII và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016, những lời căn dặn của Bác vẫn là lời dạy bảo thiết thực cho nhiệm vụ cử tri và nghĩa vụ công dân để ngày bầu cử thực sự là ngày hội của toàn dân.

           

 

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trích trong cuốn 470 ngày đầu tiên nhà xuất bản Thanh niên.

9, 10, 11, 12 Hồ Chí Minh toàn tập - trang 5, 8, 10.

13 Nhân dân hàng tháng số 84 tháng 4/2004.

 

                                                                             Văn song (T.T.V)

 

Các tin khác


Trung ương Đoàn triển khai quyết định về công tác cán bộ tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình

Sáng 26/4, tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình, T.Ư Đoàn tổ chức hội nghị triển khai công tác cán bộ. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Thường trực BCH T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy…

Huyện Kim Bôi gặp mặt chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng 25/4, huyện Kim Bôi tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Thành ủy Hòa Bình tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết xây dựng văn hóa con người Việt Nam

Sáng 25/4, Thành ủy Hòa Bình tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; 15 năm thực hiện Chương trình hành động số 18-CTr/TU, ngày 13/4/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình về thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị khoá X về "Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Đức Hinh thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên tại huyện Kim Bôi

Sáng 25/4, đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và đoàn công tác đã thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi.

Huyện Lạc Thủy: Gắn lý luận với thực tiễn trong phát triển kinh tế - xã hội

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 9/10/2014 của Bộ Chính trị khóa XI về "Công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030” trên địa bàn huyện Lạc Thủy, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã vận dụng có hiệu quả lý luận vào thực tiễn trên tất cả các lĩnh vực: xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, giữ vững quốc phòng - an ninh.

Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” tại Hòa Bình

Sáng 24/4, tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình Thủy điện Hòa Bình, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Hội LHTN tỉnh Hòa Bình tổ chức Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Ban chấp hành T.Ư Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam; Nguyễn Kim Quy, Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHTN Việt Nam; lãnh đạo các ban, văn phòng, đơn vị trực thuộc T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam và lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các tỉnh: Hòa Bình, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nam...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục