Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu và các đại biểu tại hội thảo.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu và các đại biểu tại hội thảo.

Kỷ niệm 100 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911-5/6/2011), ngày 31/5 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh và Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức hội thảo khoa học “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Hành trình tìm đường cứu nước.”

Tham dự hội thảo có nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải; Ủy viên Bộ Chính trị, Thứ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang và đông đảo các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các tướng lĩnh, sỹ quan quân đội, công an, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, trí thức, văn nghệ sỹ, đại biểu dân tộc, các vị chức sắc, tôn giáo…

Gần 140 tham luận của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các nhà khoa học... được trình bày và gửi tới hội thảo. Các báo cáo khoa học đã thể hiện tình cảm thiêng liêng, lòng kính trọng yêu thương đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Với lòng tôn kính và trách nhiệm cao, các tác giả đã dày công nghiên cứu, suy nghĩ, tìm tòi những tư liệu và nội dung khoa học phong phú liên quan đến chủ đề hội thảo.

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Đinh Thế Huynh, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước là sự mở đầu cho một cuộc hành trình vĩ đại, vô cùng gian lao, quả cảm và sáng tạo trong suốt 30 năm đi tìm chân lý; cuộc hành trình này mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc và cũng là điểm mở đầu trong cuộc hành trình của toàn dân tộc Việt Nam đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Nhiều tham luận của các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước qua các thời kỳ thể hiện nhận thức sâu sắc, tình cảm thiêng liêng, trách nhiệm và quyết tâm chính trị cao của toàn Đảng, toàn dân “Vững bước theo con đường Bác Hồ đã chọn.”

Với tham luận “Hồ Chí Minh với giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân,” nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu cho rằng đi theo con đường mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn, trước hết trong mọi hoạt động của Đảng phải luôn lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho mọi hành động.

Theo nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa, do vậy tiêu chuẩn rèn luyện đảng viên và công tác bồi dưỡng cán bộ phải được đặt lên hàng đầu. Ngày nay, việc học tập và làm theo tấm gương của Người phải bằng những việc làm thiết thực nhất, những việc làm cụ thể nhất.

Trong tham luận “Vững bước trên con đường người đã chọn, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,” Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định dưới ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, trong suốt hơn 80 năm qua, cách mạng Việt Nam đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, giành được những thắng lợi vĩ đại, có ý nghĩa lịch sử. Đó là thắng lợi của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam dưới ngọn cờ tư tưởng Hồ Chí Minh.

Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, kết hợp sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và sức mạnh của thời đại, với sự quản lý điều hành có hiệu quả của Nhà nước và sự nỗ lực phấn đấu của toàn xã hội, Việt Nam sẽ vững bước trên con đường Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI.

Nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trước mắt là toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cần tập trung mọi nỗ lực để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì sản xuất, bảo đảm an sinh xã hội, phấn đấu thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.

Với tham luận ”Vững bước trên con đường Người đã chọn - xây dựng Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh,” ông Lê Thành Hải, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phồ Hồ Chí Minh sẽ nỗ lực hết mình xây dựng thành phố vững mạnh và phát triển về mọi mặt; mãi mãi xứng đáng với vinh dự của một thành phố được mang tên Người.

Các tham luận được trình bày tại hội thảo đã tôn vinh công ơn trời biển của Bác Hồ, khẳng định ý nghĩa lịch sử và thời đại của sự kiện Bác Hồ ra đi ngày 5/6/1911 - một mốc son trong lịch sử vĩ đại của dân tộc Việt Nam anh hùng; đồng thời khẳng định sự lựa chọn sáng suốt của Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh tìm ra con đường đúng đắn cho cách mạng Việt Nam; từ đó tin tưởng sâu sắc, vững bước trên con đường Bác Hồ đã chọn, đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện thành công ước mơ của Người là xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh, độc lập, thống nhất, dân chủ, văn minh.

Bên cạnh đó, với các luận cứ khoa học, nhiều tham luận tại hội thảo đã làm rõ mối quan hệ tương tác giữa yếu tố khách quan và chủ quan, giữa truyền thống yêu nước, bối cảnh xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX, truyền thống gia đình, quê hương với trí tuệ, nghị lực, tư chất, tố chất của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành dẫn đến sự kiện mang ý nghĩa lịch sử và thời đại cách đây 100 năm - ngày 5/6/1911./.

                                                                           Theo TTXVN

Các tin khác


Đổi mới sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh

Những năm qua, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Qua đó góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn cơ sở

LTS: Hòa chung khí thế cả nước hân hoan kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 138 năm ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); 73 năm thành lập Công đoàn tỉnh Hòa Bình (1951 - 2024), phóng viên Báo Hòa Bình có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Mạnh Cương, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh về sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tỉnh trong phát triển KT - XH địa phương.

Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục