Gia đình CCB Bùi Hữu Hiền, thị trấn Bo (Kim Bôi) đầu tư nuôi ba ba giống và thịt cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Trong ảnh: CCB Bùi Hữu Hiền giới thiệu với các hội viên kỹ thuật ấp trứng ba ba. ảnh: Hoàng Huy

Gia đình CCB Bùi Hữu Hiền, thị trấn Bo (Kim Bôi) đầu tư nuôi ba ba giống và thịt cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Trong ảnh: CCB Bùi Hữu Hiền giới thiệu với các hội viên kỹ thuật ấp trứng ba ba. ảnh: Hoàng Huy

(HBĐT) - Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 95% gia đình chính sách có mức sống cao hơn mức sống trung bình của người dân địa phương. Kết quả đó có được ngoài sự nỗ lực chung của toàn Đảng, toàn dân trong phong trào “đền ơn - đáp nghĩa” còn là sự vươn lên không ngừng của bản thân người có công. Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ “Thương binh tàn nhưng không phế” đã có những thương - bệnh binh dù mang trên mình thương tật nhưng đã có nhiều việc làm ý nghĩa, góp sức không nhỏ vào sự phát triển chung của cộng đồng.

 

Trong những ngày tháng 7 ân tình này, khắp các địa phương, cấp ủy Đảng, chính quyền đang nỗ lực tổ chức nhiều hoạt động tình nghĩa hướng tới đối tượng chính sách người có công với cách mạng. Không phụ công lao đó, trong những mãi ấm nghĩa tình ấy, bản thân những thương, bệnh binh cũng chủ động vượt khó vươn lên đóng góp sức mình cải thiện cuộc sống. Cùng những CCB phường Đồng Tiến, chúng tôi đến thăm cơ sở sản xuất tăm mành của thương binh Nguyễn Ngọc Tuấn tại KDC 26, phường Đồng Tiến (TPHB). Nhắc đến thương binh Nguyễn Ngọc Tuấn, nhiều người cảm phục tinh thần vượt khó của ông. 5 năm trong chiến trường, trở về địa phương khi thương tật mất đi hơn 23% sức khỏe, nhưng với nghị lực kiên cường của người lính, ông Tuấn đã tạo nên những kỳ tích. Chuyển về từ vùng lòng hồ lại luôn bị căn bệnh sốt rét hành hạ, kinh tế gia đình khó khăn, trải qua đủ nghề để sống, cuối cùng ông đã trụ lại với nghề sản xuất tăm mành. Tâm sự về những ngày đầu lập nghiệp, ông chia sẻ: Nhà có mình tôi là con trai, bố mẹ già, đông em nhỏ nên tôi không có điều kiện để tham gia công tác. Nhưng ở nhà, làm gì để cải thiện cuộc sống luôn là trăn trở của tôi. Từ vùng lòng hồ, tôi biết Hòa Bình có vùng nguyên liệu về tre luồng. Sẵn vợ có nghề chẻ tăm, nhờ có Ngân hàng CSXH hỗ trợ vốn, tôi đã mạnh dạn mở cơ sở sản xuất tăm mành, vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần giải quyết việc làm cho những người có hoàn cảnh khó khăn như mình...  Nhờ chịu khó làm ăn, đến nay, cơ sở sản xuất tăm mành của ông Tuấn đã có doanh thu hàng trăm triệu đồng/năm, tạo việc làm cho nhiều lao động ở các xã vùng sâu, xa huyện Đà Bắc, Lạc Sơn, Mai Châu, trong đó có nhiều lao động là con em thương binh, gia đình chính sách.

 

Cũng như ông Tuấn, làm giàu bằng chính đôi bàn tay và trên chính mảnh đất quê hương mình là ước mơ của thương binh Bùi Văn Tún, xã Mông Hóa (Kỳ Sơn). Với phẩm chất của người lính Cụ Hồ, không khuất phục trước những khó khăn, ông đã khởi nghiệp với hai bàn tay trắng để xây dựng nên mô hình kinh tế VAC với thu nhập hàng trăm triệu đồng. “Ngày đó, kinh tế eo hẹp, không ruộng cấy, vợ con nheo nhóc. Tôi đi làm về là cùng vợ đào ao thả cá, rồi tiết kiệm dành dụm mua được 7 quả trứng vịt về cho ấp. Không ngờ, đó cũng là bước khởi đầu cho mô hình VAC của tôi sau này” - ông Tún tâm sự. Có ao cá, ông bắt đầu phát triển mô hình chăn nuôi vịt, trâu, bò và lợn. Ngoài ra, tận dụng đất rừng trồng keo tai tượng. Đến nay, kinh tế gia đình ông đã thực sự ổn định với mức thu nhập hàng trăm triệu đồng. 

 

Những người lính - thương binh thành công trên trận tuyến kinh tế không còn xa lạ với cuộc sống. Những cái tên như: Đào Ngọc Phúc với thương hiệu đồ thờ Phúc Hậu; thương binh Trần Mạnh Du với ước mơ biến rác thải thành phân vi sinh và còn những thương - bệnh binh khác dù hàng ngày luôn phải đối mặt với những cơn đau hành hạ nhưng  vẫn luôn khẳng định được phẩm chất anh bộ đội Cụ Hồ.

 

Ông Nguyễn Đức Cường, Phó Giám đốc Sở LĐ - TB & XH cho biết: Hàng năm, trung bình toàn tỉnh có khoảng hơn 2.000 lượt hộ nghèo, gia đình chính sách vay vốn xóa đói - giảm nghèo, giải quyết việc làm. Trong đó, nhiều hộ gia đình chính sách đã tận dụng được nguồn vốn để phát triển kinh tế hiệu quả, góp phần giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động là con em, thân nhân người có công. Chính từ các hoạt động này đã xuất hiện nhiều gương thương binh làm kinh tế giỏi, hàng trăm mô hình kinh tế do thương binh làm chủ. Những con số trên cho thấy, chính những thương - bệnh binh bằng sự nỗ lực của mình đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển chung của xã hội.

 

Không chỉ tiên phong trên trận tuyến kinh tế, những thương - bệnh binh hiện nay còn có những đóng góp không nhỏ xây dựng Đảng, chính quyền. Là Bí thư Đảng ủy phường Đồng Tiến nhưng với ông Trịnh Xuân Nguyên, CVĐ “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” luôn có một ý nghĩa đặc biệt. Bởi là thương binh 2/4 với những mảnh đạn còn nằm trong phổi luôn hành hạ mỗi khi trái gió trở trời, ông vẫn luôn ghi nhớ lời dạy của Bác Hồ “Thương binh tàn nhưng không phế”. Chính vì vậy, khi rời quân ngũ trở về, ngoài lao động để xây dựng kinh tế gia đình, ông còn tích cực tham gia các hoạt động của tổ dân phố. Cảm phục sự nỗ lực của ông, năm 1993, ông được bầu làm Tổ trưởng khu phố rồi Trưởng ban QS phường, năm 2005 làm Phó bí thư, năm 2010, ông trúng cử Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND  phường Đồng Tiến. Trên cương vị mới, ông Nguyên luôn xác định là người lính, người chiến sỹ trung thành với Đảng, tận tụy với dân. Chính vì vậy, Đảng bộ phường luôn nhận được sự tin tưởng của nhân dân. Tình hình an ninh ổn định, đời sống kinh tế ngày càng phát triển.

 

Tiên phong trên trận tuyến kinh tế, nhiệt tình tham gia công tác xã hội, những người lính thương binh, gia đình cách mạng sau khi ổn định cuộc sống đã tích cực tuyên truyền chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, giúp đỡ các gia đình khó khăn. Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 20.000 thương bệnh binh, nạn nhân chất độc da cam. Mang trong mình thương tật của chiến tranh nhưng chưa bao giờ những người lính chịu đầu hàng số phận, luôn lạc quan, yêu đời. Cùng với sự hỗ trợ của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự nỗ lực của bản thân ngưới có công đã đạt được kết quả khả quan. Đó là hơn 85% số xã, phường, thị trấn không có hộ chính sách thuộc diện hộ nghèo, hơn 95% hộ gia đình chính sách có mức sống cao hơn mức trung bình của người dân nơi cư trú, hơn 90% người có công với cách mạng được công nhận danh hiệu “công dân gương mẫu”.

 

Chia sẻ về những thành tích này, ông Nguyễn Đức Cường cho biết thêm: Dù ở các cương vị khác nhau, làm những công việc khác nhau nhưng bản thân mỗi thương - bệnh binh, thân nhân gia đình người có công luôn nỗ lực hết mình để xây dựng cuộc sống ngày càng tốt hơn. Họ thực sự là những tấm gương “Thương binh tàn nhưng không phế”.

 

 

                                                                                 Đinh Hoà

 

Các tin khác


Đại hội thi đua yêu nước "Cựu chiến binh gương mẫu" huyện Kim Bôi lần thứ VII

Ngày 26/4, Hội Cựu chiến binh huyện Kim Bôi tổ chức Đại hội thi đua yêu nước "Cựu chiến binh gương mẫu" lần thứ VII, giai đoạn 2019 - 2024.

Phát huy mạnh mẽ vai trò của các tầng lớp nhân dân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 26/4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội thảo khoa học "Phát huy vai trò của các tầng lớp nhân dân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng (BVNTTT) của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay”.

Thông tin kỳ họp lần thứ 26 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy

Ngày 26/4, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy tiến hành kỳ họp lần thứ 26, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy chủ trì kỳ họp. Tại kỳ họp, UBKT Tỉnh ủy đã xem xét, kết luận các nội dung:

Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Tân Lạc lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Trong 2 ngày 25 - 26/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Tân Lạc tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 – 2029. Đây là đơn vị được Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chọn tổ chức Đại hội điểm cấp huyện. Đồng chí Bùi Tiến Lực, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vân Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh dự và chỉ đạo Đại hội.

Trung ương Đoàn triển khai quyết định về công tác cán bộ tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình

Sáng 26/4, tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình, T.Ư Đoàn tổ chức hội nghị triển khai công tác cán bộ. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Thường trực BCH T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy…

Huyện Kim Bôi gặp mặt chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng 25/4, huyện Kim Bôi tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục