Lãnh đạo UBND huyện Cao Phong trồng cây tại chùa Khánh, chiến khu Thạch Yên - Cao Phong.

Lãnh đạo UBND huyện Cao Phong trồng cây tại chùa Khánh, chiến khu Thạch Yên - Cao Phong.

(HBĐT) - Con đường từ QL6 lên xã Yên Thượng (Cao Phong) đã cơ bản hoàn thành. Chỉ còn một vài chỗ đơn vị thi công đang hoàn thiện nốt để sớm đưa vào sử dụng.

 

Lần này đoàn chúng tôi mang theo hơn 2.000 cây thông để trồng tại chùa Khánh và hơn 30 suất quà tặng cho các cháu thiếu nhi ở vùng chiến khu Thạch Yên. ông Phạm Văn Long, Chủ tịch UBND huyện Cao Phong cho biết: Trồng những cây thông này ngoài mục đích phủ xanh đồi trọc giữ gìn môi trường cho khu di tích còn mang ý nghĩa mong muốn con cháu tiếp nối tinh thần cách mạng của các thế hệ đi trước. Cũng tại nơi này trước kia đội du kích đã tập luyện dưới cây thông già trăm tuổi để đánh đuổi giặc Pháp, lật đổ chế độ phong kiến. Trước đây, vùng núi Thạch Yên có đồi núi hiểm trở và chỉ có con đường độc đạo từ QL6 vào đây. Tuy chỉ dài chừng 20 km nhưng phải đi mất một ngày đường mới đến nơi.  

Trong thời kỳ tiền khởi nghĩa, các chiến sỹ cách mạng đã dựa vào thế núi rừng để xây dựng căn cứ địa cách mạng (một trong bốn khu căn cứ địa của tỉnh). ở đây có địa thế gần  QL6, dốc Cun nên có thể uy hiếp trực tiếp quân đầu não của địch tại tỉnh lỵ Hòa Bình. Cuối năm 1944, Xứ ủy Bắc kỳ phân công đồng chí Vũ Thơ đến tuyên truyền giác ngộ cách mạng đồng bào các dân tộc ở các xã trong vùng, mở đầu cho thành lập khu căn cứ địa Cao Phong - Thạch Yên. Đến tháng 7/ 1945, đồng chí Vũ Thơ - nguyên Bí thư Ban cán sự Đảng tỉnh tuyển chọn 30 tự vệ trẻ, khỏe, hăng hái ở thị xã vào vùng Cao Phong - Thạch Yên để mở lớp huấn luyện quân sự. Lúc đầu, lớp học được đặt tại xóm Ngái, xã Thạch Yên cũ (bây giờ thuộc xã Yên Lập), do điều kiện địa hình nên sau đó chuyển về đồi chùa Khánh, xã Thạch Yên cũ (nay là xã Yên Thượng). Cùng phụ trách lớp huấn luyện, ngoài đồng chí Vũ Thơ còn có các đồng chí Nguyễn Hòa, Hà Tư Bình trong Ban cán sự Đảng tỉnh. Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, thiếu thốn, gian khổ nhưng lực lượng cách mạng đi đến đâu cũng được nhân dân đùm bọc, chở che. Nhiều gia đình đã trở thành cơ sở cách mạng như các gia đình: ông Bùi Văn Y ở xóm Đai; Bùi văn Hoảnh ở xóm Trang; Đặng Chí Viễn ở phố Cun... Chỉ trong một thời gian ngắn, lực lượng cách mạng tại chiến khu đã phát triển mạnh mẽ, làm chủ hoàn toàn khu căn cứ, chờ đợi thời cơ khởi nghĩa. Sáng ngày 23/8/1945, đoàn khởi nghĩa của căn cứ địa Cao Phong - Thạch Yên phối hợp cùng cánh quân ở Lạc Sơn xuôi dốc Cun tiến vào Phương Lâm, vượt sông Đà sang phố Đúng cùng các lực lượng cách mạng trong toàn tỉnh chiếm tỉnh lỵ, giành chính quyền về tay nhân dân, góp phần vào cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân trong cả nước.

Năm 1996, khu căn cứ Thạch Yên - Cao Phong được Bộ VH-TT công nhận khu di tích cách mạng cấp quốc gia. Năm 2000 ngân sách Nhà nước đã xây dựng chùa Khánh trên căn cứ địa Thạch Yên xưa. Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước vùng chiến khu xưa đã thay đổi từng ngày. Bà con đã chuyển từ ruộng lúa 1 vụ sang 2 vụ, đồng thời tích cực thâm canh, đưa giống mới cho năng suất cao vào sản xuất. Từ năm 2008 đến nay, nhân dân ở các xóm đã mở rộng diện tích ngô lai với khoảng 60 ha vào trồng cho năng suất từ 35 - 40 tạ/ha. Những đồi đất hoang hoá được bà con trồng rừng, mía, sắn cao sản. Chỉ trong một thời gian ngắn, diện tích sắn cao sản giống mới đã được trồng trên 100 ha. Do vậy, đời sống của bà con dần cải thiện. Nhiều hộ trồng rừng theo dự án hoặc tự đầu tư trồng được hàng chục ha. Tiêu biểu như các ông: Bùi Văn Bồi ở xóm Um B trồng 4 ha rừng; Bùi Đức Truy ở xóm Bái Thoáng, xã Yên Thượng trồng gần 2 ha rừng... Đây cũng là những hộ tiên phong phát triển nghề rừng vùng chiến khu. Địa hình rộng, dân cư thưa thớt, bà con đã tận dụng nuôi lợn bản địa. Trước đây, việc nuôi lợn bản địa chỉ để dùng trong gia đình vào dịp lễ, tết nhưng nay đã trở thành hàng hoá. Những thương lái hay người tiêu dùng thích lợn ở Yên Thượng vì cách nuôi hoang dã. Do vậy, đàn lợn bản địa ở địa phương ngày càng được nhân rộng. Ngoài nuôi lợn, bà con còn nuôi trâu, bò.  Hiện có hàng chục hộ nuôi trâu với quy mô lớn từ 8 - 10 con.

Từ một xã nghèo, kinh tế tự túc, tự cấp, nay Yên Thượng đã trở thành vùng kinh tế hàng hoá. Điện về bừng sáng khắp các  thôn, xóm. Đường giao thông được làm mới đã cải thiện điều kiện đi lại giữa các xóm. Ngôi trường mang tên chiến khu Thạch Yên được xây dựng ở xã Dũng Phong tạo điều kiện cho con em vùng chiến khu không phải đi học xa. Cơ sở vật chất, trang thiết bị trạm y tế đáp ứng CSSK nhân dân. Tình hình ANTT được giữ vững, góp phần thay đổi cuộc sống vùng chiến khu xưa.

 

                                                                                 Việt Lâm

 

 

 

Các tin khác


Đại hội thi đua yêu nước "Cựu chiến binh gương mẫu" huyện Kim Bôi lần thứ VII

Ngày 26/4, Hội Cựu chiến binh huyện Kim Bôi tổ chức Đại hội thi đua yêu nước "Cựu chiến binh gương mẫu" lần thứ VII, giai đoạn 2019 - 2024.

Phát huy mạnh mẽ vai trò của các tầng lớp nhân dân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 26/4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội thảo khoa học "Phát huy vai trò của các tầng lớp nhân dân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng (BVNTTT) của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay”.

Thông tin kỳ họp lần thứ 26 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy

Ngày 26/4, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy tiến hành kỳ họp lần thứ 26, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy chủ trì kỳ họp. Tại kỳ họp, UBKT Tỉnh ủy đã xem xét, kết luận các nội dung:

Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Tân Lạc lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Trong 2 ngày 25 - 26/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Tân Lạc tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 – 2029. Đây là đơn vị được Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chọn tổ chức Đại hội điểm cấp huyện. Đồng chí Bùi Tiến Lực, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vân Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh dự và chỉ đạo Đại hội.

Trung ương Đoàn triển khai quyết định về công tác cán bộ tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình

Sáng 26/4, tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình, T.Ư Đoàn tổ chức hội nghị triển khai công tác cán bộ. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Thường trực BCH T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy…

Huyện Kim Bôi gặp mặt chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng 25/4, huyện Kim Bôi tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục