Bộ Nội vụ đang xây dựng dự thảo nghị định quy định về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Theo dự thảo, viên chức sẽ được phân loại theo vị trí công tác và chức danh nghề nghiệp. Cụ thể, theo vị trí công tác, viên chức sẽ gồm viên chức quản lý và viên chức chuyên môn nghiệp vụ.

 

Theo chức danh nghề nghiệp, viên chức được phân loại thành các cấp độ trong từng ngành nghề, theo thứ tự từ cao xuống thấp, gồm 5 cấp độ: hạng I, hạng II, hạng III, hạng IV, hạng V. Lý giải điều này, Bộ Nội vụ cho biết, Luật Viên chức quy định về "chức danh nghề nghiệp" áp dụng đối với người được tuyển vào viên chức để phân biệt với "ngạch" áp dụng đối với người được tuyển vào công chức. Tiêu chuẩn chức danh từng ngành, từng lĩnh vực sẽ do bộ quản lý chức danh nghề nghiệp chuyên ngành chủ trì phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng quy định về chức trách, nhiệm vụ và phân ra từng cấp độ với các mức độ tiêu chuẩn cụ thể như tiêu chuẩn về trình độ, tiêu chuẩn về năng lực và các yêu cầu khác phù hợp với từng ngành, nghề.

Việc thăng hạng của viên chức sẽ căn cứ vào vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của đơn vị sự nghiệp; viên chức được thăng hạng từ hạng thấp lên hạng cao hơn sẽ thông qua thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

Lý giải điều này, Bộ Nội vụ cho biết, các lĩnh vực, ngành nghề của viên chức rất đa dạng và có những tính chất, đặc thù riêng. Trong khi đó, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành chỉ quy định thi "nâng ngạch" viên chức mà không có xét "nâng ngạch" là chưa hoàn toàn phù hợp. Do đó, dự thảo nghị định đề xuất thăng hạng chức danh nghề nghiệp thông qua thi hoặc xét.

Dự thảo cũng quy định rõ, bộ được giao quản lý chức danh nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức theo từng ngành nghề và lĩnh vực.

 

                                                                          Theo HaNoiMoi


 


 

Các tin khác


Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Cao Phong

Chiều 6/5, tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tiếp tục tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Yên Thủy

Sáng 6/5, tại xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm các đồng chí; Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn đã tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Yên Thủy. Dự hội nghị TXCT có các đồng chí: Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...

Đổi mới công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) và miền núi, thời gian qua, công tác dân vận ở vùng ĐBDTTS được hệ thống chính trị các cấp của tỉnh chú trọng thực hiện.

Đảng bộ thị trấn Đà Bắc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

Đảng bộ thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo về công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ (SHCB), lãnh đạo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị.

Những tiếng nói tâm huyết của cán bộ, nhân dân Hòa Bình hướng về ngày kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ là một bản hùng ca bất hủ, mốc son chói lọi trong lịch sử cách mạng Việt Nam; làm tăng niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện. 70 năm đã trôi qua, nhưng những giá trị lịch sử to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị, mãi mãi là niềm tự hào dân tộc. Nhân dịp này, Báo Hòa Bình ghi nhận những ý kiến tâm huyết của cán bộ, nhân dân trong tỉnh hướng về ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước.


Góp bài học kinh nghiệm cho Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến dịch Hòa Bình diễn ra từ ngày 10/12/1951 - 25/2/1952, là chiến dịch đầu tiên sử dụng lực lượng lớn nhất về bộ binh và các binh chủng trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) nhằm tiến công địch phòng ngự theo hình thức tập đoàn cứ điểm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá tan kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình của quân Pháp, đẩy mạnh chiến tranh du kích vùng sau lưng địch ở chiến trường trung du liên khu 3, góp phần làm thất bại âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược và chia cắt chiến trường Bắc Bộ của quân Pháp. Thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình khẳng định khả năng tác chiến ở địa hình rừng núi và khả năng tiến công hệ thống cứ điểm địch phòng ngự trong công sự vững chắc, tạo bước phát triển mới của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục