Mường Vang - vùng đất nổi tiếng với cơm, lúa dẻo, thơm ảnh: Nhân dân Mường Vang thu hoạch lúa vụ mùa năm 2011.

Mường Vang - vùng đất nổi tiếng với cơm, lúa dẻo, thơm ảnh: Nhân dân Mường Vang thu hoạch lúa vụ mùa năm 2011.

(HBĐT) - “Tự hào về châu Lạc Sơn xưa kia được coi là một trong những trung tâm văn hóa cổ của tỉnh; một huyền thoại về người đẹp xứ Mường hay sự nổi tiếng của cơm lúa Mường Vang”... Đó là niềm tự hào mà người dân Mường Vang - Lạc Sơn dù đi đâu, làm gì cũng khắc sâu, truyền tụng. Hôm nay, niềm tự hào ấy được người dân Mường Vang thăng hoa cùng các Mường lớn trong tỉnh hướng về ngày lễ lớn của xứ Mường Hòa Bình.

 

Bên cạnh niềm tự hào là một trong những trung tâm văn hóa cổ của tỉnh, người dân Lạc Sơn còn tự hào về miền đất anh hùng trong chiến đấu đánh giặc Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Song hành cùng những sự kiện lịch sử của đất nước, quân dân Lạc Sơn đã chiến đấu quyết liệt khiến địch bị thiệt hại nặng nề trong các chiến dịch chống thực dân Pháp, góp phần làm nên thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, quân dân Lạc Sơn phải liên tiếp đối phó với máy bay đánh phá của địch. ở Lạc Sơn đã xuất hiện nhiều gương dũng cảm, không sợ hy sinh, trực tiếp cầm súng bắn máy bay địch, lập được nhiều chiến công vang dội. Sau cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968, đế quốc Mỹ ngừng ném bom ở miền Bắc. Giai đoạn này, Lạc Sơn thi đua học tập, lao động, sản xuất sôi nổi; hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, bảo đảm trật tự trị an, hoàn thành công tác tuyển quân và chi viện cho miền Nam... Những đóng góp về sức người, sức của của nhân dân các dân tộc Lạc Sơn đã góp phần cùng cả nước làm nên chiến thắng lịch sử mùa xuân năm 1975, thống nhất đất nước. Qua hai cuộc trường kỳ kháng chiến của dân tộc, Đảng bộ và nhân dân Lạc Sơn đã được phong tặng nhiều huân, huy chương các loại, có 12 mẹ được tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.

 

Ngày nay, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng bộ và nhân dân Lạc Sơn đang tích cực sản xuất, ứng dụng tiến bộ KH-KT, góp phần tăng năng suất cây trồng - vật nuôi, từng bước cải thiện đời sống nhân dân. Bên cạnh đó, huyện Lạc Sơn đẩy mạnh sản xuất các ngành nghề, dịch vụ, CN-TTCN, xúc tiến thu hút đầu tư vào thế mạnh chế biến nông - lâm sản xuất khẩu, thương mại; xây dựng các khu du lịch sinh thái, văn hóa dựa trên những ưu thế về cảnh quan thiên nhiên đẹp với nhiều núi đá, hang động như: hang Trại, mái đá làng Vành, xóm Vành, xã Yên Phú (di tích mái đá làng Vành có niên đại trung gian của văn hóa Hòa Bình). Ngoài ra, Lạc Sơn còn có chiến khu Mường Khói, nước khoáng Quý Hòa, hạt thóc vạn năm, gần với rừng quốc gia Cúc Phương... Những lợi thế sẽ trở thành nguồn lực to lớn đối với huyện Lạc Sơn.

 

Hòa trong không khí tưng bừng chào đón lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh, được nghe chị Bùi Thị Thủy, Phó Phòng VH-TT huyện Lạc Sơn giới thiệu về chương trình, tiết mục, diễn viên cùng những món đặc sản của huyện, đặc biệt là cảm nhận niềm vui, những nụ cười rạng rỡ, sự nhiệt tình luyện tập, chuẩn bị cho lễ kỷ niệm lớn của tỉnh, chúng tôi như được hòa vào ngày hội thực sự. Những ngày này, đi đâu trong vùng Mường Vang cũng thấy không khí náo nức, vui tươi, phấn khởi. Tiếng cồng chiêng của các diễn viên, nghệ nhân được tuyển chọn đã ngân vang khắp xứ Mường. Ngoài không khí luyện tập của các diễn viên, nghệ nhân, không khí từ mỗi ngôi nhà, KDC, vùng Mường cũng khác. Đường làng, ngõ phố được trang hoàng rực rỡ cờ hoa, băng rôn, khẩu hiệu...

 

Chị Thủy cho biết: Niềm vui mừng, náo nức đón chờ ngày lễ lớn hơn ai hết có lẽ chính là những diễn viên, nghệ nhân. Họ nóng lòng được hòa vào ngày lễ để cùng đua tài, gặp gỡ, giao lưu. 100 diễn viên, nghệ nhân của 2 xã Nhân Nghĩa, Liên Vũ được tuyển chọn để trình diễn cùng dàn cồng chiêng của tỉnh chăm chỉ, miệt mài luyện tập cho tiếng chiêng thêm đồng nhịp, vang xa; 30 diễn viên, nghệ nhân từ 2 xã Văn Sơn, Văn Nghĩa cũng nỗ lực hết mình cho những tiết mục độc đáo tái hiện sân khấu hóa lễ hội trên nền nhạc cồng chiêng; 2 người đẹp của xã Tân Lập - xã trung tâm Mường Vang cũng đã sẵn sàng, tự tin cho phần thi trang phục; gian hàng trưng bày các sản phẩm đặc trưng, độc đáo như: mây - tre đan, thổ cẩm, rượu cần, các sản phẩm nông sản của vùng cao Lạc Sơn, đặc biệt là gạo Mường Vang, gạo Miền Đồi - loại gạo được ca tụng trong dân gian “Cơm Mường Vó, lúa Mường Vang” cũng đã được lựa chọn, chuẩn bị chu đáo. Mâm cơm tiếp khách thường ngày trong phần ẩm thực cũng được chuẩn bị kỹ lưỡng với những nguyên liệu đặc sản của địa phương.

 

Mảnh đất màu mỡ được thiên nhiên ưu đãi, sự chăm chỉ, cần mẫn, nhạy bén của con người đã làm nên nét đẹp trong đời sống văn hóa riêng của người Mường Vang. Nét riêng ấy sẽ góp phần cho một ngày hội chung của đất Mường thêm đa dạng, đặc sắc.

 

                                                                        Hồng Duyên

 

Các tin khác


Đổi mới sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh

Những năm qua, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Qua đó góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn cơ sở

LTS: Hòa chung khí thế cả nước hân hoan kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 138 năm ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); 73 năm thành lập Công đoàn tỉnh Hòa Bình (1951 - 2024), phóng viên Báo Hòa Bình có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Mạnh Cương, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh về sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tỉnh trong phát triển KT - XH địa phương.

Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục