Chiều 24/11, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đã trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

 
 Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ trả lời chất vấn

Đầu giờ chiều nay, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ bắt đầu phần trả lời chất vấn với các câu hỏi về giá điện, giá xăng, cũng như thực trạng của vấn đề lỗ lãi trong kinh doanh của ngành điện và xăng dầu…

Trả lời về vấn đề quản lý và điều hành giá điện, Bộ trưởng Vương Đình Huệ khẳng định: Việc quản lý giá luôn kiên trì nguyên tắc thị trường có sự quản lý của nhà nước, tức phải tôn trọng quyền định giá của doanh nghiệp, các khoản hạch toán chi phí hợp lý vào trong giá thành, đảm bảo các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế có mức lãi phù hợp.

Việc có một mức giá phù hợp để thu hút được vốn đầu tư trong và ngoài nước đối với ngành điện là rất quan trọng, vì thế giá cả không thể tiếp tục bao cấp. Bộ trưởng Vương Đình Huệ cũng cho biết, việc bao cấp giá điện sản xuất thép và xi măng đang dẫn đến một số điểm bất lợi. Theo kết quả của Kiểm toán Nhà nước, trong 2010, sản lượng điện thương phẩm cung cấp cho sản xuất thép và xi măng chiếm hơn 11% tổng lượng điện thương phẩm. Với mức giá 914 đồng/kwh, điện đã bao cấp chéo trên 2.547 tỷ đồng.

Về điều hành giá điện, Bộ trưởng cũng khẳng định, yếu tố thị trường không ngăn cản, mâu thuẫn gì với việc Nhà nước quản lý về giá. Nhà nước quản lý giá trên cơ sở xây dựng pháp luật, chế độ chính sách, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện.

Đối với giá điện trong năm 2012, Bộ trưởng cũng cho biết, giá điện của năm 2012 sẽ là giá của 2011 cộng thêm các chi phí, theo đó, giá thành của điện năm 2012 sẽ là 1.242 đồng, tăng 4,6% so với giá bán điện hiện nay. Giá điện bán cho cho hộ nghèo và hộ thu nhập thấp vẫn giữ nguyên như hiện nay, kể cả khoản hỗ trợ 30.000 đồng từ ngân sách. Đối với hộ tiêu thụ trung bình, việc tăng giá được chú ý sao cho thấp hơn giá tăng bình quân chung.

Quan tâm đến vấn đề lỗ lãi trong kinh doanh điện, nhiều đại biểu đặt câu hỏi làm rõ việc lỗ, lãi của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Bộ trưởng Vương Đình Huệ cho biết, năm 2010, theo số liệu đã được kiểm toán, EVN 2010 lỗ 8.040 tỷ đồng do mua điện giá cao của các doanh nghiệp ngoài ngành bán, 15.000 tỷ đồng do tỷ giá và khoản lỗ 8.040 tỷ đồng này không liên quan đến đầu tư ngoài ngành.

Cũng theo Bộ trưởng Vương Đình Huệ, trong năm 2011 theo dự kiến lỗ của EVN riêng về điện là trên 11.000 tỷ đồng, tuy nhiên, hết 9 tháng, lỗ thực của sản xuất điện chỉ là 680 tỷ đồng. Đây là nỗ lực rất lớn vì nếu chưa tính chênh lệch tỷ giá, vào cuối năm 2011, số lỗ của EVN khoảng 3.540 tỷ đồng.

Về câu hỏi của đại biểu đối với vấn đề có hay không chuyện ép giá, nguy cơ phá sản của một số doanh nghiệp kinh doanh điện, Bộ trưởng Vương Đình Huệ thừa nhận thực tế là có. Những hợp đồng điện ký kết giữa hai bên hoàn toàn theo nguyên tắc thị trường (đã thảo luận và ký 40 năm không điều chỉnh giá). Tuy nhiên, đến thời điểm này, do chênh lệch tỉ giá và lãi suất cao, giá mua của EVN không đủ bù đắp cho các doanh nghiệp này.

Cũng trong phiên chất vấn chiều nay, nhiều đại biểu đã đặt câu hỏi về giải pháp điều hành giá xăng dầu trong thời gian tới như thế nào. Trả lời câu hỏi này Bộ trưởng Vương Đình Huệ cho biết, việc điều hành giá xăng dầu vẫn đang được thực hiện theo cơ chế giá thị trường, có sự quản lý của Nhà nước. Xăng dầu của chúng ta phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu tới 70%, 30% còn lại là từ nguồn trong nước. Vì vậy, khi giá thế giới biến động, giá bán lẻ trong nước chịu ảnh hưởng nhất định và ảnh hưởng đến giá cả một số mặt hàng khác.

Đối với vấn đề về xóa bỏ độc quyền, quản lý giá xăng dầu, Bộ trưởng Vương Đình Huệ cũng cho rằng: "Minh bạch là giải pháp của mọi giải pháp. Nhà nước công khai, minh bạch chính sách, cán bộ minh bạch trong công vụ, DN công khai minh bạch số liệu. Nếu không thì điều hành giá khó thành công, tái cơ cấu cũng khó mà có thắng lợi”.

Cuối giờ chiều nay, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cũng đã đăng đàn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

 

Thống đốc Ngân hàng NN Nguyễn Văn Bình trả lời chất vấn

Mở đầu phần chất vấn, trả lời nhóm câu hỏi về giám sát các ngân hàng yếu kém và phương án tái cơ cấu ngành ngân hàng. Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, nước ta đang sang giai đoạn phát triển mới và hệ thống tài chính cần phát triển mạnh hơn, do đó, cần xây dựng hệ thống ngân hàng đáp ứng đủ nhu cầu về vốn cho nền kinh tế.

Cũng theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình, hiện nay Việt Nam có khoảng 5% ngân hàng yếu kém, chủ yếu là các ngân hàng nhỏ. Chúng ta đang thừa những tổ chức tín dụng có quy mô nhỏ chứ không phải thừa ngân hàng vì theo tiêu chuẩn của thế giới cứ 1.000 người dân thì cần có một điểm giao dịch ngân hàng, do đó, với dân số Việt Nam, vẫn có quá ít điểm giao dịch ngân hàng để phục vụ nhu cầu tài chính.

Tổng kết phiên trả lời chất vấn chiều nay, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, các ý kiến đưa ra thẳng thắn, đúng trọng tâm, thể hiện sự quan tâm của đại biểu. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng khẳng định việc điều hành xăng dầu theo cơ chế thị trường là tất yếu, bởi hiện nay giá cả đang làm méo mó tất cả các lĩnh vực kinh doanh, đời sống của chúng ta, gây thất thoát, lãng phí.

Việc Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng trả lời thêm vào câu hỏi của các đại biểu đã góp phần làm rõ thêm nguyên nhân của tình trạng yếu kém hiện nay trong kinh doanh xăng dầu và lộ trình thị trường hóa 2 mặt hàng xăng dầu và điện trong thời gian tới. Tuy nhiên, để có được lộ trình này phải xem xét đến sự ổn định kinh tế vĩ mô và sức chịu đựng của người tiêu dùng.

 

                                                   Theo DangCongSan.vn

Các tin khác


Chiến thắng Hòa Bình góp phần quan trọng cùng quân và dân cả nước làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

                             NGUYỄN PHI LONG

Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy 

Tỉnh Hòa Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cầu nối giữa vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hòa Bình là hậu cứ của chiến trường Chiến khu II, Liên khu III, là hành lang giao thông chiến lược giữa Liên khu III, Liên khu IV với Việt Bắc, Tây Bắc.

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Đà Bắc

Sáng 4/5, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Đà Bắc. Đoàn ĐBQH tỉnh gồm các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước; Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn; Nguyễn Cao Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.

Hội nghị Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh lần thứ 4, khóa XI

Ngày 3/5, Hội Nông dân (HND) tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 4, khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 nhằm đánh giá kết quả công tác Hội và phong trào nông dân quý I, triển khai nhiệm vụ 9 tháng cuối năm 2024 và thực hiện công tác cán bộ. Dự hội nghị có đồng chí Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy.

Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ 11, khoá XV

Chiều 3/5, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị lần thứ 11, khoá XV, nhiệm kỳ 2019 - 2024 (kỳ họp bất thường). Dự hội nghị có đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Thủy

Ngày 3/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Thủy. Tham gia đoàn có đại diện Sở GD&ĐT, Trung tâm Phát triển quỹ đất (Sở TN&MT), các phòng, ban chức năng của huyện Lạc Thủy. 

Sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 3-5, tại sân vận động tỉnh Điện Biên, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Ban chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023-2025 (Ban chỉ đạo) tổ chức sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục