Chiều 21/12, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân cùng đoàn Đại biểu Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Liên bang Myanmar và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh các nước Tiểu vùng Mê Công mở rộng lần thứ 4 (GMS – 4) diễn ra từ ngày 19 đến 21/12.

 


Với chủ đề “Hướng tới một thập kỷ mới về quan hệ đối tác phát triển chiến lược GMS”, Hội nghị Thượng đỉnh GMS – 4 đã kiểm điểm lại kết quả đạt được trong thời gian qua và đề ra định hướng cho hợp tác trong 10 năm tới. Lãnh đạo của 6 nước Tiểu vùng là Campuchia, Lào, Thái Lan, Trung Hoa, Myanmar và Việt Nam bày tỏ hài lòng về những kết quả đã đạt được trong việc triển khai các hoạt động và chương trình hợp tác của Khung Chiến lược hợp tác tiểu vùng GMS 2002 – 2012, nhất là trong các lĩnh vực hợp tác về giao thông, năng lượng, thông tin, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư, nông nghiệp, du lịch, môi trường…Hội nghị đã thông qua Khung Chiến lược GMS giai đoạn 2012 – 2022 làm cơ sở và định hướng cho phát triển hợp tác kinh tế tiểu vùng. Hội nghị cũng thông qua Khung hợp tác giai đoạn 2 từ 2012 – 2016 của Chương trình Môi trường trọng điểm (CEP) – Sáng kiến hành lang bảo tồn đa dạng sinh học; Tầm nhìn mới và chiến lược chung cho Chương trình hỗ trợ nông nghiệp trọng tâm giai đoạn 2011 – 2015 và Chiến lược và Lộ trình của Du lịch GMS giai đoạn 2011 – 2015 .
 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội đàm với Tổng thống Thein Sein (Ảnh: Thu Hiên) 


Tại hội nghị, các nhà lãnh đạo đã tập trung thảo luận về những nội dung quan trọng như chuyển đổi hành lang giao thông thành hành lang kinh tế; huy động nguồn lực thực hiện các hoạt động, chương trình dự án ưu tiên tiểu vùng; bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên vì sự phát triển bền vững; huy động sự tham gia tích cực của các địa phương để hiện thực hóa các hành lang kinh tế. Các nhà lãnh đạo cũng đặc biệt nhấn mạnh việc sử dụng và quản lý bền vững nguồn nước sông Mê Công có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển chung của khu vực.

Phát biểu tại Hội nghị GMS- 4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường huy động vốn đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng cũng như củng cố và hoàn thiện về mặt thể chế hợp tác tiểu vùng; thúc đẩy sự phối hợp giữa các bên liên quan từ Trung ương đến địa phương, giữa Chính phủ và khu vực tư nhân trong việc phát triển hành lang kinh tế. Trong bối cảnh thiên tai lũ lụt xảy ra và gây hậu quả nặng nề đối với các nước Tiểu vùng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu sử dụng bền vững nguồn nước sông Mê Công vì sự phát triển chung của khu vực, đồng thời đề nghị quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mê Công phải là một nội dung có ý nghĩa quyết định trong chiến lược hợp tác phát triển Tiểu vùng trong 10 năm tới. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhấn mạnh, để bảo đảm nguồn vốn cho các hoạt động hợp tác tiểu vùng, các Chính phủ các nước GMS cần nỗ lực hơn nữa và có giải pháp hữu hiệu để huy động vốn từ các Tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển cũng như bảo đảm sân chơi bình đẳng, môi trường kinh doanh hiệu quả và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để huy động vốn đầu tư của khu vực tư nhân.

Kết thúc hội nghị, các nhà lãnh đạo đã ra Tuyên bố chung “Sau năm 2012: Hướng tới một thập kỷ mới về quan hệ đối tác phát triển chiến lược GMS”, khẳng định quyết tâm của các bên cùng thúc đẩy hợp tác GMS, vượt qua thách thức và khó khăn, hướng tới một khu vực Mê Công hội nhập, thịnh vượng, phát triển hài hòa và bền vững. Các nhà lãnh đạo GMS cũng chứng kiến ký kết 3 Biên bản ghi nhớ (MOU) giữa các nước GMS về Phối hợp hành động nhằm giảm thiểu tác động của HIV đối với đi lại của dân cư; Hợp tác phát triển hệ thống siêu xa lộ thông tin trong tiểu vùng GMS và Thành lập Hiệp hội Vận tải GM S (FRETA).

Ngay sau khi tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS – 4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thăm chính thức Cộng hòa Liên bang Myanmar. Chuyến thăm đã thành công tốt đẹp, góp phần quan trọng vào việc củng cố và tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác, hữu nghị và tin cậy truyền thống giữa Việt Nam – Myanmar.

Trong chuyến thăm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Việt Nam đã nhận được sự đón tiếp trọng thị, thân tình và chu đáo. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội đàm với Tổng thống Thein Sein, gặp Thủ hiến vùng Mandalay. Lãnh đạo các Bộ, ngành của Việt Nam cũng đã có các cuộc tiếp xúc với các đối tác phía Myanmar. Các cuộc Hội đàm và tiếp xúc đã diễn ra trong không khí cởi mở và tin cậy, thể hiện nhiều điểm đồng và nhất trí cao về việc tăng cường quan hệ song phương, cũng như thúc đẩy hợp tác trong các vấn đề khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm.

Nhân dịp này, lãnh đạo hai nước đã chứng kiến thỏa thuận hợp tác hai nước trong lĩnh vực nông nghiệp và Biên bản ghi nhớ về việc BIDV giúp Myanmar 250 nghìn USD, Ủy ban Hợp tác đầu tư Myanmar đã cấp giấy phép cho 1 số doanh nghiệp Việt Nam.

Chuyến thăm chính thức Myanmar của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam đã tạo động lực và góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽ hơn sau 36 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, thể hiện trên các mặt:

Về quan hệ chính trị chung giữa hai nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Thein Sein đã nhất trí tiếp tục phát triển quan hệ hai nước lên tầm cao mới. Hai bên cam kết sẽ đẩy mạnh việc trao đổi các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao cũng như các cấp để củng cố hơn nữa sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau và tăng cường hợp tác hai bên trên các lĩnh vực. Hai bên cũng khẳng định tiếp tục phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương hiện có như Uỷ ban Hỗn hợp vể thương mại Việt Nam - Myanmar và Tham khảo chính trị thường niên giữa hai Bộ Ngoại giao.

Về hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, hai bên nhất trí tiếp tục duy trì và thúc đẩy hợp tác trong 12 lĩnh vực ưu tiên đã thỏa thuận và khẳng định quyết tâm làm sâu sắc hơn mối quan hệ kinh tế - thương mại và đầu tư theo hướng thực chất và hiệu quả hơn. Hai bên cũng đã nhất trí phấn đấu kim ngạch thương mại hai chiều đạt 500 triệu Đô la trong các năm tới. Nhân dịp này, hai bên đã ký Bản ghi nhớ về “Hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn” giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và Thủy lợi Myanmar và MOU viện trợ kỹ thuật không hoàn lại trị giá 250 nghìn USD của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV cho Bộ nông nghiệp Mianma và Thủy lợi Myanmar. Myanmar cũng đã cấp giấy phép hợp tác - đầu tư cho một số doanh nghiệp Việt Nam.

Về hợp tác quốc phòng-an ninh, hai bên cũng đã đạt được nhất trí trong việc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực này như việc thực hiện hiệu quả Thỏa thuận về Hợp tác quốc phòng giữa Lực lượng vũ trang hai nước; nhất trí sớm thiết lập cơ chế “Đối thoại an ninh cấp Thứ trưởng” giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Nội vụ Myanmar trong thời gian tới.

Về hợp tác khu vực, hai bên khẳng định tiếp tục phối hợp và đóng góp tích cực vào việc xây dựng cộng đồng ASEAN đoàn kết, vững mạnh, cũng như tăng cường vai trò chủ đạo của ASEAN ở khu vực. Lãnh đạo hai bên nhất trí tăng cường hợp tác giữa hai nước trong các khuôn khổ hợp tác tiểu vùng như CLMV, ACMECS, GMS, EWEC, trong đó có vấn đề sử dụng bền vững nguồn nước sông Mê Công và duy trì hòa bình ổn định ở Biển Đông, thúc đẩy thực hiện đầy đủ Tuyên bố DOC và sớm đạt được Bộ quy tắc COC.

Có thể khẳng định, chuyến thăm chính thức của Thủ tướng tới Cộng hòa Liên bang Myanmar và dự Hội nghị Thượng đỉnh các nước tiểu vùng Mê Công mở rộng GMS-4 đã thành công tốt đẹp, góp phần quan trọng vào việc tăng cường hơn nữa mối quan hệ tốt đẹp sẵn có giữa Việt Nam và Myanmar, cũng như quan hệ hữu nghị, hợp tác của ta với các nước ở khu vực trong thời gian tới./.

 

                                                            Theo DangCongSan.vn

Các tin khác


Đảng bộ xã Tú Lý khẳng định vai trò lãnh đạo

Sau sáp nhập, xã Tú Lý có địa bàn rộng, dân số đông. Trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ 2020 - 2025, xã định hướng tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng; thực hiện các mô hình sản xuất hiệu quả để nâng cao thu nhập cho người dân và giảm nghèo bền vững. Để đạt được điều này, Đảng bộ xã xác định vai trò lãnh đạo của cấp ủy và sự tiên phong, gương mẫu của đảng viên là hết sức quan trọng.

Đại hội thi đua yêu nước "Cựu chiến binh gương mẫu" huyện Kim Bôi lần thứ VII

Ngày 26/4, Hội Cựu chiến binh huyện Kim Bôi tổ chức Đại hội thi đua yêu nước "Cựu chiến binh gương mẫu" lần thứ VII, giai đoạn 2019 - 2024.

Phát huy mạnh mẽ vai trò của các tầng lớp nhân dân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 26/4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội thảo khoa học "Phát huy vai trò của các tầng lớp nhân dân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng (BVNTTT) của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay”.

Thông tin kỳ họp lần thứ 26 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy

Ngày 26/4, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy tiến hành kỳ họp lần thứ 26, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy chủ trì kỳ họp. Tại kỳ họp, UBKT Tỉnh ủy đã xem xét, kết luận các nội dung:

Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Tân Lạc lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Trong 2 ngày 25 - 26/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Tân Lạc tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 – 2029. Đây là đơn vị được Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chọn tổ chức Đại hội điểm cấp huyện. Đồng chí Bùi Tiến Lực, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vân Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh dự và chỉ đạo Đại hội.

Trung ương Đoàn triển khai quyết định về công tác cán bộ tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình

Sáng 26/4, tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình, T.Ư Đoàn tổ chức hội nghị triển khai công tác cán bộ. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Thường trực BCH T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục