Đường giao thông liên xã từ Dũng Phong lên xã Yên Thượng sắp hoàn thành giúp cho người dân có điều kiện giao thương hàng hóa, phát triển kinh tế.

Đường giao thông liên xã từ Dũng Phong lên xã Yên Thượng sắp hoàn thành giúp cho người dân có điều kiện giao thương hàng hóa, phát triển kinh tế.

(HBĐT) - Trở lại Yên Thượng (Cao Phong) vào những ngày đầu xuân, chúng tôi ngỡ ngàng trước sự đổi thay của vùng đất đang mang trên mình sức sống mới. Phấn khởi nhất là tuyến đường huyết mạch nối liền Yên Thượng với quốc lộ 6 sắp hoàn thành để người dân có thể giao thương buôn bán, phát triển kinh tế thuận lợi.

 

Đồng chí Bùi Văn Đạt, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND xã Yên Thượng cho biết: Trước đây, đường giao thông cách trở, người dân đi lại gặp nhiều khó khăn. Được Nhà nước có có quyết định đầu tư cho xã có được con đường giao thông đi lại, được cải tạo, nâng cấp, xe ô tô về đến từng thôn, bản, nông sản làm ra được tiêu thụ dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà nước và với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", xã đã ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu như: điện - đường - trường - trạm, hồ, đập, cứng hoá kênh mương. Tăng cường tập huấn các quy trình sản xuất mới cho nông dân, tập trung tuyên truyền, vận động nông dân thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thay thế tập quán canh tác lạc hậu, từng bước xóa đói- giảm nghèo.

 

Hiện, Yên Thượng có gần 544 hộ gia đình chung sống tại 12 xóm. Tuy là xã thuần nông nhưng xã đã biết tận dụng những điều kiện sẵn có, tổ chức vận động nhân dân phát triển KT-XH, đẩy mạnh thâm canh cây lúa, ngô, mía và các loại cây màu. Trước đây, người dân ở xã đã quen với tập quán nuôi gia súc, gia cầm theo lối thả rông thì nay dân bản thống nhất đưa vào nề nếp, chăn nuôi theo kiểu mới, cùng tổ chức quy hoạch lại vùng chăn nuôi gia súc, xây dựng chuồng trại, chăn dắt trâu, bò... Chính nhờ sự chuyển đổi tập quán chăn nuôi, đàn gia súc, gia cầm của xã ngày càng phát triển. Từ đó, nguồn thu từ chăn nuôi hàng năm mang lại lợi ích lớn, góp phần tăng thêm thu nhập cho các hộ gia đình ở từng bản. Trong thời gian tới, Yên Thượng vẫn xác định nông nghiệp là hướng phát triển kinh tế mũi nhọn của xã, trong đó, phát triển kinh tế đồi rừng, gieo trồng lúa, trồng mía, sắn là hướng đi chủ đạo. Hàng năm, Yên Thượng có khoảng 64 ha lúa chiêm- xuân, năng suất ước đạt 55 tạ/ha; tổng diện tích cây lương thực màu và cây công nghiệp 146,2 ha đã được đưa vào trồng đại trà, tạo điều kiện vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói- giảm nghèo. Sau một năm thực hiện chương trình xóa đói- giảm nghèo của Chính phủ, tính đến nay, cả xã đã có 30 hộ gia đình được nhận nhà mới (8,4 triệu đồng/nhà) và 84 hộ gia đình được trợ cấp lợn giống. Chương trình cho vay vốn hộ nghèo, học sinh – sinh viên, hỗ trợ sản xuất, hộ gia đình khó khăn trên 5 tỉ đồng. Năm 2011, thu nhập bình quân đạt 6,5 triệu đồng/người/năm, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc ngày càng được cải thiện và nâng cao. Tỷ lệ hộ nghèo trong toàn xã giảm còn 54,5%, mục tiêu đến cuối năm 2012, số hộ nghèo trong sẽ giảm xuống dưới 50%.

 

Không chỉ phát triển về kinh tế, Yên Thượng còn đạt nhiều thành tích trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo tồn các di tích lịch sử. Điển hình là trong CVĐ “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu được tuyên dương, nêu gương học tập. Quan tâm đầu tư phát triển giáo dục, y tế, chất lượng cuộc sống không ngừng được cải thiện, đội ngũ giáo viên và sĩ số học sinh được suy trì ổn đình, những năm gần đây không có học sinh bỏ học, học sinh yếu- kém.

 

Trong không khí Tết xuân đang cận kề, mỗi nhà, mỗi ngả đường, người dân trong xã đều hân hoan trong niềm vui chào đón năm mới. Gia đình nghèo có hoàn cảnh khó khăn đã được Nhà nước và các cấp, ngành giúp đỡ về vật chất, tinh thần đảm bảo nhà nhà đều được đón Tết Nguyên đán Nhâm Thìn trong niềm vui phấn khởi, góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, xứng đáng là quê hương cách mạng anh hùng.

 

                                                                                   

 

                                                               Quý An

 

Các tin khác


Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Chuyển động trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Trong đó đặc biệt quan tâm công tác cán bộ, lấy sản phẩm để đánh giá năng lực cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhờ vậy đã tạo nên sự chuyển động của bộ máy cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Nhịp sống mới ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng

Đà Bắc là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, với nhiều chiến công trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Nhiều năm qua, đất và người Đà Bắc luôn nỗ lực vượt lên khó khăn, xây dựng quê hương ngày càng no ấm, hạnh phúc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục