Tuổi trẻ thành phố Hòa Bình tích cực học tập, tiếp cận với CNTT, nâng cao tri thức.  
Ảnh:  Hồng Nhung

Tuổi trẻ thành phố Hòa Bình tích cực học tập, tiếp cận với CNTT, nâng cao tri thức. Ảnh: Hồng Nhung

(HBĐT) - Những năm gần đây, đội ngũ trí thức ở tỉnh ta có sự phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Phần lớn trí thức đều phát huy được sở trường công tác, tích cực học tập, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH -KT góp phần đẩy mạnh CNH -HĐH nông nghiệp, nông thôn ở địa phương. Nhiều trí thức vừa công tác, vừa tích cực nghiên cứu khoa học. Các đề tài nghiên cứu đã và đang được ứng dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Kết quả đó được xây dựng bởi một nền tảng cơ bản là tỉnh đã chú trọng việc xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH -HĐH đất nước.

 

Để tạo môi trường thuận lợi nhằm thu hút trí thức và khuyến khích đội ngũ trí thức, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đã chú trọng đổi mới cơ chế quản lý. Các chủ trương, chính sách, cơ chế đãi ngộ đội ngũ trí thức đã được đề cập đến trong các chỉ thị, nghị quyết, chương trình hành động của tỉnh. Căn cứ vào điều kiện, nhu cầu thực tế của đơn vị mình, các cơ quan, đơn vị, địa phương đã linh hoạt vận dụng cơ chế, chính sách, chế độ đãi ngộ về vật chất, tinh thần  để quy hoạch, đào tạo, sử dụng lao động trong điều kiện môi trường làm việc phù hợp để phát huy cao nhất khả năng cống hiến và   sáng tạo trong từng lĩnh vực công tác. Đồng thời, chú trọng việc đổi mới công tác cán bộ ở các cơ quan Đảng, bộ máy quản lý hành chính Nhà nước, sự nghiệp GD &ĐT, y tế...

 

Công tác tuyển dụng cán      bộ được thực hiện công khai, minh bạch. Việc bổ nhiệm và bổ nhiệm lại đối với cán bộ quản lý luôn đảm bảo đúng quy định của Luật Công chức. Theo thống kê của ngành nội vụ, 3 năm qua (2008-2011), toàn tỉnh đã tuyển dụng được 1.846 cán bộ có trình độ cao đẳng trở lên (trong đó có 6 thạc sỹ, 1.072 cử nhân). Đã bổ nhiệm và bổ nhiệm lại 251 lượt cán bộ, trí thức vào các vị trí quản lý của cơ quan Nhà nước, các ngành, đoàn thể và địa phương. Trong đó có 60 cán bộ lãnh đạo cấp sở, ngành; 95 trưởng phòng cấp sở, ngành; 96 cấp trưởng ngành các cơ quan, đơn vị sự nghiệp, lãnh đạo các doanh nghiệp Nhà nước. Bên cạnh đó, tỉnh luôn đặc biệt quan tâm tới việc luân chuyển và điều động đội ngũ cán bộ, trí thức có đủ phẩm chất, trình độ, năng lực đảm nhiệm các nhiệm vụ quan trọng ở các cơ quan, ban, ngành từ tỉnh đến cơ sở.

 

Công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ trí thức cũng luôn được coi trọng. Từ năm 2008 đến nay đã có 18.701 lượt CBCCVC và cán bộ chính quyền từ tỉnh đến cơ sở được đào tạo, bồi dưỡng về quản lý Nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức tin học, ngọai ngữ. Có 112 CBCCVC được tỉnh hỗ trợ kinh phí cử đi đào tạo sau đại học. Nhờ đó, trình độ của đội ngũ CBCCVC đã có những chuyển biến tích cực. Nếu như trước năm 2008, toàn tỉnh mới có 3 tiến sỹ và chuyên khoa cấp II, 112 thạc sỹ và 6.343 cử nhân thì đến nay đã tăng lên với con số khá ấn tượng: 7 thạc sỹ và chuyên khoa cấp II, 243 thạc sỹ và 7.758 CBCCVC có trình độ đại học. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ, trí thức về công tác tại cấp xã đã được tăng lên rõ rệt. Trước năm 2008, tỷ lệ cán bộ, công chức cấp xã có trình độ đại học, cao đẳng là 4,7%, nay đã được tăng lên đạt 9,5%.

 

Nhằm khuyến khích đội ngũ trí thức đã nghỉ hưu có trình độ năng lực đóng góp công sức, trí tuệ cho công tác nghiên cứu khoa học, tham mưu cho tỉnh việc lựa chọn, thẩm định, xét duyệt các đề tài khoa học, BTV Tỉnh ủy đã có Chỉ thị số 07/CT-TU về Đẩy mạnh hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh và hướng dẫn cho các cơ sở triển khai, thực hiện. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 13 tổ chức xã hội đặc thù hoạt động. Trong đó, riêng Liên hiệp các Hội KH -KT với 12 hội thành viên đã thu hút trên 10.000 hội viên tham gia. Với sự tham gia tích cực của các thành viên trong hội đồng khoa học tỉnh, hàng năm đã làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền  trong việc lựa chọn, xét duyệt thẩm định các đề tài, đề án trên địa bàn, khuyến khích việc nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, các tiến bộ KH -KT tới các cơ sở sản xuất. Từ năm 2008 đến nay đã có trên 80 đề tài khoa học cấp tỉnh và hàng trăm đề tài, dự án cấp huyện được hoàn thành và ứng dụng trong sản xuất, đời sống xã hội. Bên cạnh đó, một số tổ chức hội khác như: Hội Khuyến học đã phát huy vai trò sáng tạo để làm tốt công tác khuyến học, khuyến tài, góp phần đưa sự nghiệp GD &ĐT  trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển; Hội Đông y, ngành y tế đã làm tốt công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân. Hội viên Hội Văn học nghệ thuật tỉnh những năm qua cũng đã có nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị, giàu chất nhân văn phản ánh chân thật và sâu sắc đời sống, lịch sử dân tộc, công cuộc đổi mới của đất nước của địa phương.

 

Tạo môi trường thuận lợi để xây dựng và sử dụng hiệu quả đội ngũ trí thức là một trong những giải pháp cụ thể nhằm thực hiện Chương trình hành động số 16-CTr/TU của Tỉnh ủy về triển khai thực hiện Nghị quyết số 27- NQ/TW Hội nghị lần thứ 7, BCH T.ư Đảng (khóa X) về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH -HĐH đất nước. Thực hiện Chương trình hành động này đã góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân và nhân dân về vai trò, vị trí của đội ngũ trí thức trong thời kỳ mới.

 

 

                                                                      Thúy Hằng

 

 

Các tin khác


Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Chuyển động trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Trong đó đặc biệt quan tâm công tác cán bộ, lấy sản phẩm để đánh giá năng lực cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhờ vậy đã tạo nên sự chuyển động của bộ máy cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Nhịp sống mới ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng

Đà Bắc là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, với nhiều chiến công trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Nhiều năm qua, đất và người Đà Bắc luôn nỗ lực vượt lên khó khăn, xây dựng quê hương ngày càng no ấm, hạnh phúc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục