Nhân dân xóm Cầu, xã Bắc Sơn (Kim Bôi) ký kết giao ước thi đua thực hiện phong trào  “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và “Toàn dân bảo vệ ANTQ”.

Nhân dân xóm Cầu, xã Bắc Sơn (Kim Bôi) ký kết giao ước thi đua thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và “Toàn dân bảo vệ ANTQ”.

(HBĐT) - Nhằm thúc đẩy sự phát triển về KT-XH, giữ vững sự ổn định về chính trị, QP-AN, tỉnh luôn coi trọng, quan tâm sâu sát nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác vận động quần chúng. Một trong những giải pháp mà tỉnh đã kiên trì, thực hiện từ nhiều năm qua là tăng cường cán bộ và củng cố hệ thống chính trị để có một đội ngũ những người làm công tác dân vận vừa hồng, vừa chuyên.

 

Năm 2011, huyện Mai Châu đã tổ chức buổi gặp mặt cấp ủy, chính quyền cùng 40 già làng, trưởng bản của 2 xã Hang Kia, Pà Cò, tạo không khí đoàn kết, phấn khởi. Tiếp đó, huyện tổ chức cho 30 cán bộ của xã Hang Kia đi tham quan, học tập kinh nghiệm sản xuất của đồng bào dân tộc Mông ở xã Nậm Cang - Sa Pa (Lào Cai), thể hiện sự quan tâm của  cấp ủy Đảng, chính quyền huyện đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân ở cơ sở. Thực hiện Đề án số 03 ĐA/TU của Tỉnh ủy về củng cố, nâng cao hiệu lực , hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị; phát triển KT-XH và đảm bảo AN-QP 2 xã Hang Kia, Pà Cò, thuộc huyện Mai Châu và Đề án “xây dựng 2 xã Hang Kia, Pà Cò huyện Mai Châu không có ma túy giai đoạn 2009-2015” của UBND tỉnh, phương án đảm bảo ANTT 2 xã của Bộ Công an, trong năm đã có 98 lượt cán bộ được cử xuống địa bàn 2 xã để nắm tình hình, tuyên truyền, vận động nhân dân. Cách thức mà các tổ công tác sử dụng để tuyên truyền, vận động là tổ chức họp dân ở từng xóm, từng bản, tranh thủ già làng, trưởng bản, người có uy tín để làm cầu nối, đưa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến dân. Để phát huy hơn nữa hiệu quả công tác dân vận, tỉnh còn tăng cường 2 cán bộ của Công an tỉnh là con em của đồng bào Mông ở địa phương  về làm Phó công xã. Đồng thời, tuyển dụng 3 công  dân đưa đi đào tạo cán bộ nguồn và tạo điều kiện cho 1 công an viên đi học đào tạo hệ trung cấp an ninh. Trong năm, các ban, ngành, đoàn thể từ T.ư đến tỉnh, huyện  thường xuyên đến với 2 xã Hang Kia, Pà Cò giao lưu văn hóa, văn nghệ, TDTT, tuyên truyền pháp luật và kiến thức KH-KT cho người dân. Sở dĩ có sự quan tâm sâu sát  với mức độ khá dày đặc đó là bởi  2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu) nằm trong vùng lõm trọng điểm phức tạp về ma túy của khu vực Tây Bắc nên thời gian qua tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy có diễn biến hết sức phức tạp cần được ổn định, sắp xếp lại. Tuy nhiên, những việc cụ thể đó cũng cho thấy rõ một vấn đề là tỉnh đã và đang có những động thái tích cực nhằm đổi mới công tác vận động quần chúng để đáp ứng yêu cầu, tình hình mới. Điều đó đã được thể hiện rõ trong những năm qua, cả hệ thống chính trị trong toàn tỉnh đã được huy động tham gia công tác dân vận. Với chức năng, nhiệm vụ riêng của mỗi ngành, đoàn thể  hoạt động này cũng được triển khai dưới nhiều nhiều hình thức phong phú. Các CVĐ lớn như:  Xóa đói- giảm nghèo, sản xuất - kinh doanh giỏi, “Đền ơn - đáp nghĩa, “Uống nước nhớ nguồn được triển khai sâu rộng. Qua đó, các gia đình thuộc diện chính sách, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tật nguyền hoặc gặp rủi ro luôn được các cấp chính quyền quan tâm thăm hỏi, tặng quà, động viên, giúp đỡ kịp thời, từng bước đảm bảo an sinh xã hội.

Cách đây 5-7 năm về trước, đến công tác tại các xã vùng sâu, xa trong tỉnh, không mấy ai ngạc nhiên vì cả hệ thống Đảng, chính quyền và các đoàn thể hầu như là người trong cùng dòng họ. Những người được cất nhắc vào các vị trí cán bộ xã cũng thường được xem xét từ uy tín và các mối quan hệ hơn là trình độ chuyên môn, năng lực thực tiễn. Đến hôm nay, thực trạng đó đã từng bước được khắc phục bởi công tác xây dựng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, cấp xã được coi là nhiệm vụ mang tính chiến lược lâu dài của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở. Đây được coi là một biện pháp quan trọng, cơ bản để  xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở đảm bảo về số lượng, chất lượng và cơ cấu hợp lý phù hợp với điều kiện đặc thù của tỉnh miền núi. Thực hiện các Đề án Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn người dân tộc thiểu số giai đoạn 2006-2010 và Đề án “Một số giải pháp tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo nguồn đội ngũ cán bộ hệ thống chính  trị cơ sở vùng Tây Bắc giai đoạn 2007-2010 của Chính phủ, Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 26/3/2007 của Tỉnh ủy về công tác tổ chức cán bộ đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, từ năm 2006 đến nay, tỉnh ta đã tổ chức  được 3 lớp trung cấp hành chính, 3 lớp trung cấp tài chính, 3 lớp trung cấp địa chính, 2 lớp Trung cấp Luật, 2 lớp Trung cấp quân sự, 1 lớp Trung cấp văn hóa, 4 lớp quản lý kinh tế, 11 lớp đại học chuyên môn và 32 lớp bồi dưỡng quản lý Nhà nước, mỗi năm mở từ 5-10 lớp trung cấp lý luận chính trị cho cán bộ, công chức cấp xã. Đưa vào quy hoạch 3.541 lượt cán bộ cho các chức danh chủ chốt cấp xã. Cùng với tăng cường đội ngũ cán bộ, việc kiện toàn hệ thống chính trị cấp xã, phường, thị trấn, các xã vùng cao, đồng bào dân tộc thiểu số luôn được đặc biệt quan tâm. Đến nay, bộ máy tổ chức cơ quan Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể ở ở cấp thôn, bản, xã phường, thị trấn  đã được kiện toàn đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng. Để củng cố hệ thống chính trị cơ sở, trong những năm qua tỉnh đã tăng cường 32  cán bộ từ huyện, thành phố về các xã, phường. Xét tuyển được 45 công chức và 119 thí sinh trúng tuyển vào làm việc ở các xã, phường, thị trấn. Việc tăng cường cán bộ đã tạo thêm động lực mới thúc đẩy sự phát triển về KT-XH, QP-AN có hiệu quả. 

 

Tuy vẫn còn những hạn chế nhất định nhưng đánh giá một cách tổng thể, công tác vận động quần chúng với sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị đã từng bước đáp ứng yêu cầu tình hình mới. Tình hình ANCT -TTATXH vùng đồng bào dân tộc trong tỉnh luôn được đảm bảo. Đời sống của nhân dân nói chung và nhân dân các dân tộc thiểu số được cải thiện, nâng cao. Tỉnh đã làm tốt công tác vận động đoàn viên, hội viên làm công tác vận động, thu hút  đông đảo nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền,  xây dựng đời sống văn hóa ở KDC, bảo vệ ANTQ góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

 

 

                                                                         Thúy Hằng

 

Các tin khác


Đảng bộ thị trấn Đà Bắc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

Đảng bộ thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo về công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ (SHCB), lãnh đạo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị.

Những tiếng nói tâm huyết của cán bộ, nhân dân Hòa Bình hướng về ngày kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ là một bản hùng ca bất hủ, mốc son chói lọi trong lịch sử cách mạng Việt Nam; làm tăng niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện. 70 năm đã trôi qua, nhưng những giá trị lịch sử to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị, mãi mãi là niềm tự hào dân tộc. Nhân dịp này, Báo Hòa Bình ghi nhận những ý kiến tâm huyết của cán bộ, nhân dân trong tỉnh hướng về ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước.


Góp bài học kinh nghiệm cho Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến dịch Hòa Bình diễn ra từ ngày 10/12/1951 - 25/2/1952, là chiến dịch đầu tiên sử dụng lực lượng lớn nhất về bộ binh và các binh chủng trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) nhằm tiến công địch phòng ngự theo hình thức tập đoàn cứ điểm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá tan kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình của quân Pháp, đẩy mạnh chiến tranh du kích vùng sau lưng địch ở chiến trường trung du liên khu 3, góp phần làm thất bại âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược và chia cắt chiến trường Bắc Bộ của quân Pháp. Thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình khẳng định khả năng tác chiến ở địa hình rừng núi và khả năng tiến công hệ thống cứ điểm địch phòng ngự trong công sự vững chắc, tạo bước phát triển mới của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Phát huy nhân tố chính trị, tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ trong xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) đã qua 70 năm nhưng bài học quý giá về phát huy nhân tố chính trị, tinh thần (CT, TT) vẫn nguyên giá trị. Đây cũng là nhân tố được vận dụng sáng tạo, hiệu quả vào thực tiễn xây dựng lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh vững mạnh về chính trị, tư tưởng, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu. Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng ĐBP, phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc trò chuyện với Đại tá Quách Đăng Phú, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quân sự tỉnh, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh về nội dung này.

Quy định của Bộ Chính trị về thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW (ngày 23/4/2024) quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ (Quy định số 142).

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 142 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục