Hải quân nhân dân Việt Nam trên đảo Trường Sa Lớn, quần đảo Trường Sa. Ảnh: T.L

Hải quân nhân dân Việt Nam trên đảo Trường Sa Lớn, quần đảo Trường Sa. Ảnh: T.L

(HBĐT) - Theo truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ (50 người con theo cha xuống biển, 50 người con theo mẹ lên núi). Dù lên núi, ra biển cả, 100 người cùng sinh ra trong một bọc trứng, một nghĩa đồng bào.

 

Ở chúng tôi có rừng núi trập trùng, xanh um cây cối, là “rừng vàng”, nơi tiếp đời của 54 dân tộc sinh sống.

 

Biển đông, bờ biển dài trên 3.000 km, có cả một vùng lãnh hải, biển đảo “biển bạc” ở đó, bao thế hệ ngư dân bám biển ra khơi.

 

Chiến tranh, kẻ thù đi từ biển, nhòm ngó từ biển, đồng bào vùng biển cưỡi lên sóng gió giữ biển quê hương. Vùng đất liền, vùng biên cương trèo đèo, lội suối giữ từng tấc đất, ngăn chặn kẻ thù luồn rừng, xâm phạm biên giới. Biển Đông có con đường huyền thoại trên biển, có những con tàu không số chở vũ khí, đạn dược, thuốc men vào cho chiến trường. Đất liền có con đường Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh chi viện người và của cho miền Nam ruột thịt “Xẻ dọc Trường Sơn”. Biển Đông như một mặt tiền vô cùng quý giá. Từ suốit hàng ngàn năm, Việt Nam đã dựa vào biển để giao lưu với các nước lân bang. Biển Đông thực sự là con đường hàng hải có giá trị trên thế giới, vai trò của Việt Nam không chỉ là quyền thực thi chủ quyền của nước chủ nhà, nhất là dưới thời phong kiến nhà Nguyễn mà con là nơi cung cấp hàng xuất khẩu. Biển Đông, vùng lãnh hải thuộc nước ta xa xưa đã có các loại bản đồ, người phương tây thời bấy giờ vẽ vùng biển Đông năm 1774 (dưới thời Vua Lê Trung Hưng) đã vẽ quần đảo Hoàng Sa và ghi chú rõ thuộc Đại Việt. Đến thời Vua Minh Mạng, đầu thế kỷ XIX vua lại sai vẽ bản đồ “Đại Nam nhất thống toàn đồ” đã có vẽ quần đảo Hoàng Sa và vạn lý Trường Sa thuộc chủ quyền nước ta. Các Vua nhà Nguyễn khẳng định chủ quyền biển đảo - tác phẩm Phủ biên tạp lục của nhà bác học Lê Quý Đôn (năm 1776) vẽ quần đảo, ghi lại việc thành lập và hoạt động của hải đội Hoàng Sa Bắc Hải dưới triều Lê Trung Hưng.

 

Đã từ lâu, người Việt có chủ quyền trên biển Đông đã khai thác hải sản trên một vùng biển đảo. Để có được như vậy không những cha ông chúng ta đã đổ mồ hôi mà nhiều khi cả mạng sống, vì vậy, nhân dân vùng đảo Lý Sơn hàng năm làm lễ “khao lễ thế linh” nhằm tri ân những người đã nằm dưới lòng sâu biển cả, những người đi ra trấn giữ biển đảo.

 

Ngày nay, nhiều đoàn đã ra Trường Sa, đem tiếng hát, đem nắm đất, viên gạch ra xây dựng đảo. Sau một năm góp đá xây dựng Trường Sa, ngôi nhà 3 tầng giữa biển khơi đã hoàn thành đúng là “của một đồng, công một nén”, có một bạn trẻ ra thăm Trường Sa đã lén mang theo một gói đất của đát liền rải xuống nền đảo giờ đây được tôn vinh là “tôn nền cho Tổ quốc”. Xa là thế, sóng gió là thế nhưng nhiều người góp sức cho Trường Sa làm Trường Sa nơi đầu sóng ngọn gió vẫn mãi vững bền trên biển Đông của Tổ quốc.

 

Từ đất liền, từ miền núi phía tây của Tổ quốc, chùng tôi chia sẻ với đồng bao ngư dân ra biển Đông, ra khơi, thả lưới bắt cá, câu mực là chuyện làm ăn xa xưa của bao thế hệ con em vùng ven biển. Bà con ngư dân mặn mòi với biển cả “ăn sóng, nói gió”, nước da rám nắng của biển khơi vẫn quyết “Hoàng Sa là vùng biển quê hương nên chúng tôi quyết chí ra khơi”. Do đời sống của ngư dân, do ý thức về một lãnh hải của Tổ quốc nên họ đã tập hợp lại thành hội, thành thuyền bất chấp sự cướp bóc, đe dọa của bọn cướp biển, bọn bành trướng. Bởi vậy, mỗi chuyến đi biển của gnư dân là cả một niềm hy vọng của cả gia đình trông chờ vào những mẻ lưới thu hoạch từ khơi xa.

 

Thấu hiểu nỗi phẫn uất mất mát của ngư dân, quỹ tấm lòng vàng Lao Động đã phát động chương trình “Tấm lưới nghĩa tình” cùng đồng hành với ngư dân từ tháng 9/2011. Với tinh thần tương thân, tương ái, cả nước với biển đảo, với Hoàng Sa, Trường Sa quyết giữ từng tấc đất, vùng biển của Tổ quốc. Nhiều đoàn đại biểu từ đất liền, đoàn Việt kiều, có cả những ca sĩ hải ngoại đi từ á, âu, Mỹ mang tình cảm người con đất Việt, không sợ sóng gió, ra với biển đảo, với các anh lính trẻ đang phơi nắng, gió, cầm chắc tay sungs quyết giữ đảo. Cảm động thay đời sống gian khổ, thiếu thốn nhưng đôi mắt vẫn sáng niềm tin và nụ cười tươi trẻ. Là người dân của một nước, là con một nhà chia sẻ với những chiến sĩ giữ biển đảo, với ngư dân bám biển chung lòng, góp tay để các anh có sức mạnh giữ gìn Tổ quốc.

 

 

                                                           Văn Song (T.T.V)

 

Các tin khác


Trung ương Đoàn triển khai quyết định về công tác cán bộ tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình

Sáng 26/4, tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình, T.Ư Đoàn tổ chức hội nghị triển khai công tác cán bộ. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Thường trực BCH T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy…

Huyện Kim Bôi gặp mặt chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng 25/4, huyện Kim Bôi tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Thành ủy Hòa Bình tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết xây dựng văn hóa con người Việt Nam

Sáng 25/4, Thành ủy Hòa Bình tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; 15 năm thực hiện Chương trình hành động số 18-CTr/TU, ngày 13/4/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình về thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị khoá X về "Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Đức Hinh thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên tại huyện Kim Bôi

Sáng 25/4, đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và đoàn công tác đã thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi.

Huyện Lạc Thủy: Gắn lý luận với thực tiễn trong phát triển kinh tế - xã hội

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 9/10/2014 của Bộ Chính trị khóa XI về "Công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030” trên địa bàn huyện Lạc Thủy, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã vận dụng có hiệu quả lý luận vào thực tiễn trên tất cả các lĩnh vực: xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, giữ vững quốc phòng - an ninh.

Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” tại Hòa Bình

Sáng 24/4, tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình Thủy điện Hòa Bình, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Hội LHTN tỉnh Hòa Bình tổ chức Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Ban chấp hành T.Ư Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam; Nguyễn Kim Quy, Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHTN Việt Nam; lãnh đạo các ban, văn phòng, đơn vị trực thuộc T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam và lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các tỉnh: Hòa Bình, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nam...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục