Mô hình kinh tế của CCB Bùi Văn Điếm ở xóm Khánh, xã Yên Thượng (Cao Phong) được nhiều hội viên đến thăm quan, học tập.

Mô hình kinh tế của CCB Bùi Văn Điếm ở xóm Khánh, xã Yên Thượng (Cao Phong) được nhiều hội viên đến thăm quan, học tập.

(HBĐT) - Cuối năm 1944, Xứ ủy Bắc kỳ phân công đồng chí Vũ Thơ đến tuyên truyền giác ngộ cách mạng đồng bào các dân tộc ở các xã trong vùng, mở đầu cho việc thành lập khu căn cứ địa Cao Phong - Thạch Yên.

 

Đến tháng 7/1945, đồng chí Vũ Thơ, nguyên Bí thư Ban cán sự Đảng tỉnh tuyển chọn 30 tự vệ trẻ, khỏe, hăng hái ở thị xã Hoà Bình vào vùng Cao Phong - Thạch Yên để mở lớp huấn luyện quân sự. Lúc đầu, lớp học được đặt tại xóm Ngái, xã Thạch Yên cũ (bây giờ thuộc xã Yên Lập), do điều kiện địa hình nên sau đó chuyển về đồi chùa Khánh, xã Thạch Yên cũ (nay là xã Yên Thượng). Cùng phụ trách lớp huấn luyện, ngoài đồng chí Vũ Thơ còn có các đồng chí Nguyễn Hòa, Hà Tư Bình trong Ban cán sự Đảng tỉnh. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, thiếu thốn, gian khổ nhưng lực lượng cách mạng đi đến đâu cũng được nhân dân đùm bọc, chở che. Nhiều gia đình đã trở thành cơ sở cách mạng như gia đình các ông: Bùi Văn Y ở xóm Đai, Bùi Văn Hoảnh ở xóm Trang, Đặng Chí Viễn ở phố Cun... Chỉ trong một thời gian ngắn, lực lượng cách mạng tại chiến khu đã phát triển mạnh mẽ, làm chủ hoàn toàn khu căn cứ, chờ đợi thời cơ khởi nghĩa. Sáng ngày 23/8/1945, đoàn quân khởi nghĩa của căn cứ địa Cao Phong - Thạch Yên phối hợp cùng cánh quân ở Lạc Sơn xuôi dốc Cun tiến vào Phương Lâm, vượt sông Đà sang phố Đúng cùng các lực lượng cách mạng trong toàn tỉnh chiếm tỉnh lỵ, giành chính quyền về tay nhân dân, góp phần vào cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân trong cả nước.  

 

Năm 1996, khu căn cứ địa Thạch Yên - Cao Phong đã được Bộ VH-TT công nhận khu di tích cách mạng cấp quốc gia. Ngày 22/12/2010, xã Yên Thượng - nơi chiến khu xưa đã tổ chức lễ đón nhận danh hiệu đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong kháng chiến chống Mỹ, toàn xã có 76 người con lên đường nhập ngũ, trực tiếp chiến đấu tại các mặt trận; huy động được 223.000 tấn lương thực, trên 50 tấn thực phẩm.

 

Cũng vào dịp này vài năm trước, tôi có dịp lên Yên Thượng. Lần đó đi sau cơn mưa con đường từ xã Dũng Phong lên lầy lội, thỉnh thoảng, anh lái xe lại bảo: thôi, anh em chịu khó một tý, xuống đẩy cho nhanh chứ khó đi quá. Thế là cả đoàn lại gù lưng đẩy xe lên dốc. Lần này chúng tôi lên được đi trên con đường rải nhựa phẳng lỳ lên tận xóm cuối cùng của xã. Còn vài đoạn khó, đơn vị thi công đang khẩn trương hoàn thiện nốt. Biết chúng tôi lên Yên Thượng nên từ sáng, Hội CCB xã đã chờ sẵn ở UBND xã. Sau câu chuyện, ông Bùi Văn Chức, Chủ tịch Hội CCB xã bộc bạch: Ngày xưa ở vùng Thạch Yên (tên cũ) này khổ lắm. Cuộc sống phụ thuộc vào rừng. Ngoài lúa, ngô thì mọi cái đều sống được từ rừng mà ra. Tất cả đều tự cung, tự cấp, chỉ có muối là phải đi mua. Con đường liên xã đến huyện chỉ là đường mòn. Mỗi lần muốn mua một cân muối phải đi bộ từ đây ra chợ TPHB gần 40 km hoặc xuống chợ Vụ Bản (Lạc Sơn) trên 30 km. Chẳng bao giờ tôi mơ ước có được cuộc sống như hôm nay. được như thế này là nhờ có Đảng đưa đường, chỉ lối.

 

Ông Bùi Minh An, Bí thư Đảng uỷ xã Yên Thượng cho biết: Là một xã đặc biệt khó khăn, có điểm xuất phát thấp nhưng trong những năm gần đây, được Đảng, Nhà nước quan tâm tạo điều kiện đầu tư cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm nên tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã đạt 11,5 %, 98% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia, trường học xây dựng có 3 cấp học: mầm non, tiểu học và THCS, trạm y tế xã đã đạt chuẩn quốc gia. Thu nhập bình quân đầu người trong năm nay dự kiến đạt khoảng 7,6 triệu đồng/người/ năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 55,1%, công tác QP-AN được đảm bảo.  Phát huy truyền thống cách mạng chiến khu xưa, trong những năm đổi mới, cấp uỷ, chính quyền, nhân dân xã Yên Thượng xác định phát triển kinh tế theo hướng sản xuất nông nghiệp. Trong những năm qua, nhân dân trong xã đã hưởng ứng các phong trào phát triển kinh tế như: cải tạo vườn tạp, đưa giống ngô, lúa mới vào thâm canh, đưa cây mía lên đồi... Những phong trào này góp phần thay đổi bộ mặt vùng chiến khu.  Phát huy thế mạnh của xã, thực hiện Nghị quyết số 03-04/HU của Huyện ủy Cao Phong chủ trương phát triển 18.000 cây mắc coọc ở xã vùng cao Yên Thượng giai đoạn 2006-2010, hơn 70 hộ gia đình ở xã Yên Thượng đã đầu tư, nhiều cây đã bắt đầu cho quả bói hứa hẹn những vụ thu hoạch đầy triển vọng. Đây sẽ là cây XĐ-GN của xã trong những năm tới.  

 

 

                                                                             Việt Lâm

 

Các tin khác


Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn cơ sở

LTS: Hòa chung khí thế cả nước hân hoan kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 138 năm ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); 73 năm thành lập Công đoàn tỉnh Hòa Bình (1951 - 2024), phóng viên Báo Hòa Bình có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Mạnh Cương, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh về sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tỉnh trong phát triển KT - XH địa phương.

Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Chuyển động trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Trong đó đặc biệt quan tâm công tác cán bộ, lấy sản phẩm để đánh giá năng lực cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhờ vậy đã tạo nên sự chuyển động của bộ máy cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục