Nhân dân xã Mãn Đức (Tân Lạc) đầu tư chăn nuôi lợn bản địa cho thu nhập khá.

Nhân dân xã Mãn Đức (Tân Lạc) đầu tư chăn nuôi lợn bản địa cho thu nhập khá.

(HBĐT) - Tân Lạc là huyện miền núi, có 23 xã thị trấn, chia làm 5 vùng đặc thù, có 8,2 vạn dân sinh sống. Đặc điểm tự nhiên, địa hình, giao thông có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế nông- lâm nghiệp. Tuy nhiên, sản xuất nông - lâm nghiệp của huyện còn mang tính tự phát, năng suất cây trồng, vật nuôi không cao, đời sống người nông dân gặp nhiều khó khăn. Đây là lý do Đảng bộ huyện ban hành Nghị quyết 08-NQ/HU ngày 17/1/2002 về “đổi mới phương pháp lãnh đạo, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý, phát huy sức mạnh tổng hợp, tạo một bước phát triển mới kinh tế , trước mắt là kinh tế nông, lâm nghiệp”.

 

“Qua 10 năm thực hiện, Nghị quyết số 08 đã thực sự đi vào cuộc sống, kinh tế nông- lâm nghiệp của huyện chuyển biến mạnh, từng bước khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của huyện, góp phần tích cực vào phát triển KT-XH địa phương”- Bí thư Huyện ủy Tân Lạc Bùi Văn Thắng khẳng định. Để thực hiện Nghị quyết 08 đạt hiệu quả cao, BTV Huyện ủy đã phân công các đồng chí Ủy viên BTV trực tiếp phụ trách vùng, có sự tham gia của các ngành, đoàn thể thường xuyên tổ bám sát cơ sở tập trung lãnh đạo; UBND huyện xây dựng kế hoạch cụ thể chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn giúp đỡ cơ sở tổ chức thực hiện nghị quyết; MTTQ, các đoàn thể tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên tích cực tham gia chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng KHKT vào sản xuất. Nghị quyết 08 được cụ thể hóa, lồng ghép vào kế hoạch phát triển KT-XH của các tổ chức Đảng bộ cơ sở. Tân Lạc đã huy động và khai thác nhiều nguồn lực để đầu tư hạ tầng giao thông, thủy lợi; cung cấp, chuyển giao KHKT cho nông dân, các nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất... Tỷ trọng nông- lâm nghiệp của huyện giảm, giá trị sản xuất nông- lâm nghiệp của huyện tăng qua các năm. Nếu như năm 2002, trước khi thực hiện Nghị quyết 08, tỷ trong sản xuất nông - lâm nghiệp chiếm 58,6% trong cơ cấu kinh tế, thì đến năm 2005 còn 51%; đến năm 2012 giảm xuống còn 43,2% trong cơ cấu kinh tế.

 

Trong nông nghiệp tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Hệ thống thủy lợi, giao thông được chú trọng đầu tư mới và nâng cấp đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất. Cơ giới hóa nông nghiệp bảo đảm trên 95% trong khâu làm đất và thu hoạch lúa. Năm 2007, huyện cơ bản xóa xong diện tích ruộng 1 vụ, bằng hình thức chuyển ruộng 1 vụ gieo cấy bấp bênh sang trồng các loại cây hoa màu đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều nơi đã chuyển thành 3 vụ phổ biến như: xóm Sung, Bào, Cụ, Tam (Thanh Hối); xóm Khì, Tân Phong (Mãn Đức); khu 1, 2 (thị tấn Mường Khến); xóm Bin, Bục (Tử Nê); xóm Đóng, Mận (Phong Phú), Nước (Quy Mỹ)… Đến nay, hầu hết các loại giống lúa, ngô địa phương được thay thế bằng các loại giống mới, cộng với áp dụng tiến bộ KHKT nên hiệu quả sản xuất được cải thiện rõ nét. Nhiều xã, hộ gia đình áp dụng chăn nuôi trâu bò vỗ béo, nuôi lợn, gà theo phương pháp mới, canh tác lúa - cá mang lại hiệu quả cao. Huyện Tân Lạc bước đầu xây dựng được vùng sản xuất hàng hóa tập trung như trồng bí đỏ, mướp đắng, dưa leo, dưa hấu lấy hạt, sản xuất mía tím ở các xã Lỗ Sơn, Do Nhân, Quy Mỹ, Địch Giáo, Tuân Lộ, Trung Hòa, Phú Vinh…

 

Sản xuất nông lâm nghiệp ở nhiều xã vùng cao Nam Sơn, Bắc Sơn, Quyết Chiến, Ngổ Luông, Lũng Vân cũng phát triển đáng kể. Người dân tích cực áp dụng KHKT nâng cao năng suất lúa, đưa mạnh cây ngô vào sản xuất, đẩy mạnh chăn nuôi để cai thiện cuộc sống. Một số xã trồng su su lấy ngọn, khoai tây, cà chua đem lại hiệu quả khá. Trong sản xuất nông nghiệp đã xuất hiện nhiều hơn các HTX, tổ hợp tác, trang trại vườn rừng mang lại thu nhập cao cho nông dân. Đến nay, số hộ có mức thu nhập ổn định từ 50- 60 triệu đồng của huyện đạt trên 3.000 hộ. Kinh tế rừng cũng bắt đầu phát huy hiệu quả, nhiều chủ hộ có thu nhập hàng trăm triệu đồng từ trồng rừng. Đến nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của huyện đạt 12,6%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Thu nhập bình quân đạt 12,6 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống còn 34,42%.

 

 

                                                                         Hương Lan

 

 

Các tin khác


Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 142 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.

Chiến thắng Hòa Bình góp phần quan trọng cùng quân và dân cả nước làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

                             NGUYỄN PHI LONG

Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy 

Tỉnh Hòa Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cầu nối giữa vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hòa Bình là hậu cứ của chiến trường Chiến khu II, Liên khu III, là hành lang giao thông chiến lược giữa Liên khu III, Liên khu IV với Việt Bắc, Tây Bắc.

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Đà Bắc

Sáng 4/5, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Đà Bắc. Đoàn ĐBQH tỉnh gồm các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước; Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn; Nguyễn Cao Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.

Hội nghị Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh lần thứ 4, khóa XI

Ngày 3/5, Hội Nông dân (HND) tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 4, khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 nhằm đánh giá kết quả công tác Hội và phong trào nông dân quý I, triển khai nhiệm vụ 9 tháng cuối năm 2024 và thực hiện công tác cán bộ. Dự hội nghị có đồng chí Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy.

Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ 11, khoá XV

Chiều 3/5, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị lần thứ 11, khoá XV, nhiệm kỳ 2019 - 2024 (kỳ họp bất thường). Dự hội nghị có đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Thủy

Ngày 3/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Thủy. Tham gia đoàn có đại diện Sở GD&ĐT, Trung tâm Phát triển quỹ đất (Sở TN&MT), các phòng, ban chức năng của huyện Lạc Thủy. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục