Mô hình “một cửa hiện đại” tại UBND TPHB đạt yêu cầu về diện tích, cơ sở vật chất, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, doanh nghiệp.

Mô hình “một cửa hiện đại” tại UBND TPHB đạt yêu cầu về diện tích, cơ sở vật chất, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, doanh nghiệp.

(HBĐT) - “Nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC) đã đạt được những kết quả quan trọng nhưng cũng còn nhiều hạn chế. Trong đó, chất lượng công vụ chậm được khắc phục vừa là bài toán, vừa là yếu kém, thách thức” - đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã nhận định như vậy khi nói về công tác CCHC tại hội nghị tổng kết ngành Nội vụ năm 2013.

 

Để chỉ đạo các cấp, ngành đẩy mạnh công tác CCHC, năm 2013, UBND tỉnh đã ban hành các văn bản: Chỉ thị 03 về đẩy mạnh CCHC; QĐ số 19 về ban hành quy chế đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm đối với các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh; Công văn số 1074 về tăng cường thực hiện kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ và văn hóa công sở... Đồng thời, ban hành kế hoạch giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan, thành lập đoàn kiểm tra và tiến hành kiểm tra công tác CCHC theo hình thức đột xuất. Mục đích nhằm đánh giá sát thực kết quả thực hiện nhiệm vụ CCHC, khắc phục tình trạng thực hiện đối phó. Kết quả nổi bật là các cấp, ngành từ tỉnh đến cơ sở đã xác định nhiệm vụ CCHC, đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác chỉ đạo, điều hành. Qua đó nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước, hướng tới sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp. Cơ chế, chính sách của tỉnh được ban hành đảm bảo đúng các quy định của pháp luật, phù hợp với tình hình thực tế và tập trung vào các lĩnh vực trọng điểm. Việc rà soát, ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc bãi bỏ các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết đã được các cấp, ngành quan tâm triển khai thực hiện theo kế hoạch. Một số cơ quan, đơn vị đã quyết tâm chỉ đạo mở rộng đưa các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết ra bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; tăng cường ứng dụng CNTT trong giải quyết công việc. Năm 2013 đã có 1.151 văn bản QPPL được kiểm tra, rà soát; ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ hoặc bãi bỏ 95 TTHC cấp tỉnh. Toàn tỉnh có 8 cơ quan đang triển khai chạy thử nghiệm phần mềm văn phòng điện tử; 8/19 cơ quan cấp tỉnh, 4/11 UBND cấp huyện có trang thông tin điện tử. 46 cơ quan cấp tỉnh, huyện áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008. Cơ chế một cửa, một cửa liên thông được duy trì tại 16/19 sở, ngành và các huyện, thành phố, cấp xã. Trong đó, 241 TTHC thực hiện theo cơ chế một cửa, 19 TTHC thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông. Các cơ quan, đơn vị tiếp tục rà soát chức năng, nhiệm vụ và đánh giá hiệu quả hoạt động để kiện toàn, sắp xếp đảm bảo tinh gọn, không chồng chéo, trùng lắp.    

 

Công tác thi nâng ngạch, tuyển chọn chức danh lãnh đạo, quản lý đổi mới theo nguyên tắc cạnh tranh. Việc xây dựng kế hoạch biên chế, thực hiện các quy trình tuyển dụng, sử dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, tiếp nhận, đào tạo, bồi dưỡng thực hiện nghiêm túc, công khai. Tình trạng hợp đồng lao động tràn lan, trái thẩm quyền tại các cơ quan hành chính, sự nghiệp từng bước được khắc phục. Sở Y tế đã thực hiện thí điểm đề án thi tuyển cán bộ lãnh đạo, qản lý và sẽ tiếp tục triển khai tại một số đơn vị khác. Chất lượng đội ngũ CB, CC, VC của tỉnh không ngừng được nâng cao. Đến nay có 4,24% CB, CC cấp tỉnh có trình độ sau đại học, 69,35% có trình độ đại học. Về viên chức 1,71% có trình độ sau đại học, 28,54% có trình độ đại học, 32,23% có trình độ cao đẳng. ở cấp xã có 64,7% cán bộ đạt chuẩn và 83,1% CC đạt chuẩn. Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đã tạo được sự chủ động cho cơ quan, đơn vị trong việc sử dụng biên chế, kinh phí được giao.       

 

Tuy nhiên, công tác CCHC vẫn còn những hạn chế, yếu kém. Việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ CCHC ở một số địa phương, đơn vị chưa quyết liệt, thiếu chủ động. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của các huyện hoạt động hình thức, cá biệt có nơi không hoạt động nên tổ chức, cá nhân phải đến phòng chuyên môn nộp hồ sơ, nhận kết quả. Việc bố trí công chức làm việc tại bộ phận này chưa đúng quy định. Một số sở, ngành chưa rà soát TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết; chưa niêm yết công khai bộ TTHC tại trụ sở; các dịch vụ công trực tuyến cung cấp trên trang thông tin điện tử chỉ dừng ở mức độ 1. Tỷ lệ đơn vị thực hiện theo cơ chế tự chủ còn thấp, mới đạt 44,7%. Việc xây dựng đề án vị trí việc làm còn chậm. Số CB, CC cấp xã chưa đạt chuẩn còn nhiều. Đặc biệt, theo đánh giá của đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, chất lượng công vụ chậm được khắc khục vừa là bài toán vừa là yếu kém, thách thức. Vẫn còn những cán bộ bàng quan với việc của dân, đi muộn, về sớm, uống rượu say, ngủ trong giờ làm việc, thậm chí trong giờ họp cấp tỉnh còn xem máy tính bảng, điện thoại, ngủ gật, ngáy. Văn hoá công sở chưa được siết chặt. Bộ máy vừa thừa, vừa thiếu mất cân đối. Sự “méo mó” của một bộ phận trong đội ngũ thực thi công vụ làm ảnh hưởng đến hệ thống QLNN. Có người còn cố tình nhầm lẫn giữa quyền lực và trách nhiệm công vụ, làm nảy sinh “văn hóa phong bì”, tệ nạn “bôi trơn” trong giải quyết TTHC.    

Trước thực trạng đó, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu cần phải nghiên cứu, tìm ra điểm nghẽn trong công tác tổ chức bộ máy, cán bộ để tháo gỡ, thúc đẩy tỉnh phát triển. CCHC trước hết là cải cách về tinh thần trách nhiệm, ý thức công vụ của đội ngũ CB, CC. Ngoài ra cần rà soát, hệ thống hoá văn bản QPPL của tỉnh. Tiếp tục đánh giá hiệu quả hoạt động và tiến hành sắp xếp, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức, bộ máy trực thuộc cấp tỉnh, huyện đảm bảo tinh gọn, phù hợp thực tiễn. Rà soát, thống kê, xây dựng đề án vị trí việc làm. Tiếp tục triển khai thí điểm tuyển chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý một số đơn vị sự nghiệp. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT, cung cấp các dịch vụ trực tuyến đảm bảo đạt mức độ 2. Tăng cường kiểm tra CCHC tại các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, thành phố, xã.

 

 

                                                                                          Cẩm Lệ

 

 

Các tin khác


Đảng bộ thị trấn Đà Bắc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

Đảng bộ thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo về công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ (SHCB), lãnh đạo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị.

Những tiếng nói tâm huyết của cán bộ, nhân dân Hòa Bình hướng về ngày kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ là một bản hùng ca bất hủ, mốc son chói lọi trong lịch sử cách mạng Việt Nam; làm tăng niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện. 70 năm đã trôi qua, nhưng những giá trị lịch sử to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị, mãi mãi là niềm tự hào dân tộc. Nhân dịp này, Báo Hòa Bình ghi nhận những ý kiến tâm huyết của cán bộ, nhân dân trong tỉnh hướng về ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước.


Góp bài học kinh nghiệm cho Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến dịch Hòa Bình diễn ra từ ngày 10/12/1951 - 25/2/1952, là chiến dịch đầu tiên sử dụng lực lượng lớn nhất về bộ binh và các binh chủng trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) nhằm tiến công địch phòng ngự theo hình thức tập đoàn cứ điểm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá tan kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình của quân Pháp, đẩy mạnh chiến tranh du kích vùng sau lưng địch ở chiến trường trung du liên khu 3, góp phần làm thất bại âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược và chia cắt chiến trường Bắc Bộ của quân Pháp. Thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình khẳng định khả năng tác chiến ở địa hình rừng núi và khả năng tiến công hệ thống cứ điểm địch phòng ngự trong công sự vững chắc, tạo bước phát triển mới của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Phát huy nhân tố chính trị, tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ trong xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) đã qua 70 năm nhưng bài học quý giá về phát huy nhân tố chính trị, tinh thần (CT, TT) vẫn nguyên giá trị. Đây cũng là nhân tố được vận dụng sáng tạo, hiệu quả vào thực tiễn xây dựng lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh vững mạnh về chính trị, tư tưởng, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu. Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng ĐBP, phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc trò chuyện với Đại tá Quách Đăng Phú, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quân sự tỉnh, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh về nội dung này.

Quy định của Bộ Chính trị về thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW (ngày 23/4/2024) quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ (Quy định số 142).

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 142 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục