Trạm y tế xã Tòng Đậu được xây dựng với tổng mức đầu tư 4,1 tỷ đồng  góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Trạm y tế xã Tòng Đậu được xây dựng với tổng mức đầu tư 4,1 tỷ đồng góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân.

(HBĐT) - Thu nhập bình quân đầu người của xã đạt mức trên 16 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 7%, cơ sở hạ tầng về y tế - giáo dục - văn hóa đang dần được hoàn thiện, bộ mặt nông thôn ở Tòng Đậu (Mai Châu) hôm nay đã khang trang, đổi mới. Phấn đấu cán đích đúng như kế hoạch đặt ra, nhân dân xã Tòng Đậu đang tập trung huy động mọi nguồn lực, hoàn thành 4 tiêu chí còn lại trong xây dựng NTM là cơ sở vật chất văn hóa, giao thông, thủy lợi, trường học.

 

Đồng chí Hà Văn Xuân, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Năm 2012, Trạm y tế xã được đầu tư xây dựng với tổng kinh phí 4,1 tỷ đồng. Trạm y tế hoàn thiện, đưa vào sử dụng đạt chuẩn về cơ sở vật chất đã giúp cho chất lượng khám - chữa bệnh nhân dân được nâng cao. Ngoài Trạm y tế xã, trường mầm non và tiểu học cũng đã được xây dựng đạt chuẩn, sân vận động  sắp khánh thành, hệ thống đường giao thông được kiên cố hóa tạo cho xã Tòng Đậu một bộ mặt mới khang trang, hiện đại. Sự đổi thay đi lên đã khiến cho nhân dân thêm phấn khởi, tin tưởng vào đường lối của Đảng, Nhà nước, tự giác, tích cực tham gia vào các chương trình, nội dung xây dựng NTM...

 

Để huy động mọi nguồn lực tham gia vào chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, xã Tòng Đậu đã đặc biệt lưu ý đến công tác tuyên truyền. Xã đã tổ chức các hội nghị tuyên truyền, lồng ghép tuyên truyền trong các cuộc họp dân, nội dung về: ý nghĩa, mục đích của xây dựng NTM, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với nông dân, nông nghiệp, nông thôn; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong xây dựng NTM và nhất là sự cần thiết của xây dựng NTM. Do đó, đã nhận được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhận thức của cán bộ, nhân dân trong xã cũng đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, mọi người cùng đồng tâm, hiệp lực tham gia.

 

Được sự hỗ trợ từ các nguồn vốn khác nhau và thực hiện cơ chế Nhà nước và nhân dân cùng làm, từ năm 2010 đến nay, xã Tòng Đậu đã đầu tư xây dựng các công trình cơ bản với tổng trị giá gần 21 tỷ đồng. Trong đó, chủ yếu là kiên cố hóa đường GTNT, xây dựng kênh mương thủy lợi, cải tạo lưới điện, xây mới trạm y tế và trường học, hỗ trợ sản xuất... Điều đáng phấn khởi hơn cả là đã huy động được nguồn lực tại chỗ do nhân dân đóng góp được gần 3,5 tỷ đồng và hàng nghìn ngày công tham gia. Các hộ gia đình đã hiến 629 m2 đất ruộng, vườn, đất ở để làm đường GTNT, mở rộng khu trung tâm xã.

 

Bên cạnh đó, Tòng Đậu cũng đã thực hiện tốt được lãnh đạo nhân dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Bình quân thu nhập theo đầu người hiện nay của xã đạt 16 triệu đồng (tăng 5 triệu đồng so với năm 2011), tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 7%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo của xã đạt trên 22%, xã có 4/6 xóm đạt làng văn hóa, tỷ lệ hộ dân dùng nước sạch đạt trên 96%... Tính đến cuối năm 2013, xã đã được thẩm định công nhận đạt 11 tiêu chí, hiện nay đang đề nghị thẩm định công nhận đạt thêm 4 tiêu chí.

 

Nhìn lại những kết quả đã đạt được, đồng chí Bí thư Đảng ủy xã khẳng định:  Việc xây dựng NTM trên địa bàn xã nhận được sự ủng hộ, đồng tình của cán bộ và nhân dân. Nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân có sự chuyển biến rõ rệt. Bà con đã thể hiện được vai trò của mình trong thực hiện, giám sát. Nhân dân đã tích cực góp công, góp sức, tự giác tham gia xây dựng các công trình giao thông, kênh mương; hiến đất, hiến kế, chỉnh trang lại nhà cửa, xây mới các công trình vệ sinh, nhà tắm, chuồng trại chăn nuôi. Một số hộ dân tích cực áp dụng KH-KT vào sản xuất, chăn nuôi; đời sống của bà con được nâng lên rõ rệt.

 

Trong năm 2014, xã Tòng Đậu sẽ tập trung huy động mọi nguồn lực, vận động nhân dân hiến đất, giải phóng mặt bằng để xây dựng kênh mương nội đồng, đường GTNT, chuẩn bị mặt bằng xây dựng Trung tâm học tập cộng đồng và trường THCS   đạt chuẩn. Phấn đấu được công nhận là xã đạt chuẩn quốc gia về xây dựng NTM vào năm 2015.

 

 

                                                                     Dương Liễu

 

Các tin khác


Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Cao Phong

Chiều 6/5, tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tiếp tục tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Yên Thủy

Sáng 6/5, tại xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm các đồng chí; Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn đã tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Yên Thủy. Dự hội nghị TXCT có các đồng chí: Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...

Đổi mới công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) và miền núi, thời gian qua, công tác dân vận ở vùng ĐBDTTS được hệ thống chính trị các cấp của tỉnh chú trọng thực hiện.

Đảng bộ thị trấn Đà Bắc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

Đảng bộ thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo về công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ (SHCB), lãnh đạo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị.

Những tiếng nói tâm huyết của cán bộ, nhân dân Hòa Bình hướng về ngày kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ là một bản hùng ca bất hủ, mốc son chói lọi trong lịch sử cách mạng Việt Nam; làm tăng niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện. 70 năm đã trôi qua, nhưng những giá trị lịch sử to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị, mãi mãi là niềm tự hào dân tộc. Nhân dịp này, Báo Hòa Bình ghi nhận những ý kiến tâm huyết của cán bộ, nhân dân trong tỉnh hướng về ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước.


Góp bài học kinh nghiệm cho Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến dịch Hòa Bình diễn ra từ ngày 10/12/1951 - 25/2/1952, là chiến dịch đầu tiên sử dụng lực lượng lớn nhất về bộ binh và các binh chủng trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) nhằm tiến công địch phòng ngự theo hình thức tập đoàn cứ điểm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá tan kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình của quân Pháp, đẩy mạnh chiến tranh du kích vùng sau lưng địch ở chiến trường trung du liên khu 3, góp phần làm thất bại âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược và chia cắt chiến trường Bắc Bộ của quân Pháp. Thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình khẳng định khả năng tác chiến ở địa hình rừng núi và khả năng tiến công hệ thống cứ điểm địch phòng ngự trong công sự vững chắc, tạo bước phát triển mới của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục