Ông Đặng Ngọc Tùng - Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam và các đại biểu đồng tình tăng thêm thẩm quyền cho tổ chức BHXH.

Ông Đặng Ngọc Tùng - Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam và các đại biểu đồng tình tăng thêm thẩm quyền cho tổ chức BHXH.

Ngày 24-4, tiếp tục chương trình làm việc của phiên họp toàn thể lần thứ 7, các thành viên Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cho ý kiến về Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

 

Cảnh báo mất cân đối quỹ hưu trí

Báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, qua bảy năm thi hành Luật bảo hiểm xã hội (BHXH) cho thấy, bên cạnh nhiều kết quả đạt được Luật BHXH còn nhiều tồn tại như: diện bao phủ của BHXH còn thấp (chiếm khoảng 20% lực lượng lao động); công thức tính lương hưu chưa hợp lý; thời gian đóng BHXH thấp; số người nhận trợ cấp một lần tăng; mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH thấp so với thu nhập thực tế của người lao động; tình trạng nợ đọng, chậm đóng BHXH chưa giảm...

Theo báo cáo của Chính phủ, tổng số dư nợ đầu quỹ tính hết đến 31-12-2013 đạt hơn 286.565 tỷ đồng, tăng 52.961,8 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2012.

Hiện tại, quỹ BHXH có kết dư, bảo đảm an toàn, cân đối thu - chi và tham gia đầu tư góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2013, số thu BHXH bắt buộc là 105.018 tỷ đồng, bảo hiểm thất nghiệp là 10.095 tỷ đồng, bảo hiểm xã hội tự nguyện là 552 tỷ đồng.

Vấn đề nguy cơ mất cân đối quỹ BHXH được các đại biểu Quốc hội quan tâm, đề nghị có những căn cứ xác đáng để giải thích rõ hơn về cơ sở cảnh báo mất cân đối quỹ hưu trí và tử tuất do Tổ chức lao động quốc tế (ILO) phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và xã hội tiến hành vào năm 2013 được nêu trong Tờ trình của Chính phủ.

Về nâng thêm tuổi nghỉ hưu để tăng thời gian đóng bảo hiểm xã hội và đóng bảo hiểm xã hội phải dựa trên lương thực hưởng chứ không phải trên lương tối thiểu, Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng nêu câu hỏi tại sao chỉ đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu mà không nghĩ đến việc rất quan trọng để tăng tiền quỹ bảo hiểm xã hội là đóng trên lương?

Cụ thể, nếu không điều chỉnh chính sách, Quỹ hưu trí và tử tuất có số thu bằng số chi vào năm 2021, từ năm 2022 trở đi để bảo đảm chi chế độ hưu trí, tử tuất, ngoài số thu trong năm phải trích thêm từ số dư của tồn tích Quỹ và đến năm 2034 thì số thu BHXH trong năm và số dư tồn tích Quỹ không bảo đảm khả năng chi trả.

Theo dự báo của Viện Khoa học lao động và xã hội, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, đến năm 2020, lực lượng lao động Việt Nam khoảng 60 triệu người, như vậy, số đối tượng tham gia BHXH sẽ khoảng 29 triệu người, chiếm 50% lực lượng lao động.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi cho rằng, việc cải cách chính sách bảo hiểm hưu trí trong quá trình xây dựng Luật BHXH (sửa đổi) là một yêu cầu cấp thiết đặt ra.

Về điều chỉnh mức hưởng lương hưu hàng tháng (Điều 55), dự thảo Luật đã thay đổi cách tính mức lương hưu hàng tháng của người lao động. Theo đó, từ năm 2016, số năm đóng BHXH tương ứng với 45% mức bình quân tiền lương tháng để tính lương hưu cho người nghỉ hưu vào năm 2016 là 16 năm, năm 2017 là 17 năm, 2018 là 18 năm, 2019 là 19 năm và từ năm 2020 trở đi là 20 năm.

Một số đại biểu vẫn băn khoăn, cho rằng khi thay đổi cách tính lương hưu như trên là làm giảm quyền lợi của người nghỉ hưu và tạo ra sự bất bình đẳng giữa những người nghỉ hưu trước và sau khi Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực thi hành.

Thường trực Ủy ban cho rằng, việc điều chỉnh mức hưởng lương hưu hàng tháng theo quy định tại Điều 55 là giải pháp cần thiết để khắc phục những bất cập của Luật hiện hành. Tuy nhiên, để bảo đảm quyền lợi của người lao động hưởng lương hưu hàng tháng thì phải tổ chức thực hiện quy định này đồng bộ với lộ trình thu BHXH trên cơ sở tiền lương quy định tại Điều 90 của Bộ luật lao động để không tạo ra sự chênh lệch lớn về mức sống giữa những người hưởng lương giữa các thời kỳ.

Tái đầu tư trong BHXH ngắn hạn

Thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cơ bản nhất trí với các sửa đổi, bổ sung chính sách đối với chế độ BHXH ngắn hạn (chế độ ốm đau, thai sản; chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp). Tuy nhiên, thực tiễn giám sát tình hình quản lý, sử dụng Quỹ BHXH những năm gần đây cho thấy các quỹ ngắn hạn có số kết dư rất cao.

Riêng năm 2013, tỉ lệ chi/thu quỹ ốm đau và thai sản chỉ bằng 85% (11.153 tỷ đồng/13.127 tỷ đồng), tổng quỹ kết dư lũy kế bằng 14.727 tỷ đồng; tỷ lệ chi/thu quỹ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp chỉ ở mức 8% (337tỷ đồng/4.376 tỷ đồng), tổng quỹ kết dư lũy kế bằng 16.281 tỷ đồng.

Tỷ lệ kết dư Quỹ cao như vậy là chưa phù hợp với mục tiêu và tính chất của chế độ BHXH ngắn hạn, gây gánh nặng cho người sử dụng lao động và ngân sách nhà nước, vừa mất công bằng đối với người thụ hưởng.

Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, xu hướng hưởng trợ cấp BHXH một lần vẫn tăng qua các năm. Năm 2013 giải quyết 635.657 người hưởng trợ cấp BHXH một lần, tăng 6% so với năm 2012, ảnh hưởng tiêu cực đến cân đối quỹ hưu trí trong dài hạn và an sinh người già sau này.

Chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam Cù Thị Hậu và nhiều ý kiến đồng tình với việc giao cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam chức năng thanh tra chuyên ngành về bảo hiểm xã hội. “Nếu không trái luật, có thể ủy quyền cho tổ chức bảo hiểm xã hội thanh tra, đưa ra tòa, xử phạt các đơn vị nợ bảo hiểm xã hội” - Đại biểu nói.

Về nội dung này, đại biểu Nguyễn Thị Khá, Ủy viên thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội đề nghị, với quy định ủy quyền thanh tra bảo hiểm xã hội, Ban soạn thảo cần nêu rõ ủy quyền cách nào để quản lý nguồn thu đầu vào tốt hơn, hạn chế tối đa thất thoát.

Nhiều vấn đề được các đại biểu Quốc hội, thành viên đại diện các ủy ban của Quốc hội nêu sáng nay là tình trạng chậm ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa quản lý BHXH; quỹ BHXH ngắn hạn kết dư lớn; công tác đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH chưa đạt mục tiêu đề ra. Hơn nữa, công tác phối hợp, trách nhiệm của BHXH Việt Nam và các bộ, ngành liên quan còn hạn chế.

* Ở Việt Nam chỉ thống kê được có khoảng 5000 vụ tai nạn lao động/năm (tỷ lệ chi/thu khoảng 11%, quỹ tồn dư khá nhiều), tuy nhiên, ở Singapore thống kê có 15000 vụ tai nạn lao động, ở Indonesia là khoảng gần 100.000 vụ, ở Malaysia là khoảng gần 50.000 vụ.

* Hiện nay, do mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH hiện nay thấp, doanh nghiệp chủ yếu đóng trên mức tiền lương tối thiểu nên dù mức hưởng tối đa 75% (theo Luật BHXH 2006) thì tiền lương hưu vẫn không đáp ứng được mức sống tối thiểu cho người nghỉ hưu.

 

 

                                                                              Theo Báo ND

 

 

Các tin khác


Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” tại Hòa Bình

Sáng 24/4, tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình Thủy điện Hòa Bình, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Hội LHTN tỉnh Hòa Bình tổ chức Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Ban chấp hành T.Ư Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam; Nguyễn Kim Quy, Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHTN Việt Nam; lãnh đạo các ban, văn phòng, đơn vị trực thuộc T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam và lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các tỉnh: Hòa Bình, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nam...

Báo Lạng Sơn kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên

Ngày 24/4, Báo Lạng Sơn tổ chức kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên (1/5/1964 - 1/5/2024). Dự lễ kỷ niệm có các đồng chí: Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn; lãnh đạo các sở, ngành tỉnh; các cơ quan thông tấn, báo chí T.Ư và 17 Báo Đảng địa phương...

Sẵn sàng tổ chức đại hội Mặt trận Tổ quốc cấp huyện

Đến thời điểm này, các xã, phường, thị trấn trong tỉnh cơ bản hoàn thành tổ chức Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam cấp xã, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Công tác tổ chức đại hội tại các xã, phường, thị trấn đều trang trọng, đảm bảo nguyên tắc dân chủ, đạt yêu cầu về nội dung, chương trình, kế hoạch, đúng điều lệ, quy định, hướng dẫn. Sau thành công của Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam cấp cơ sở, các địa phương quyết tâm tổ chức thành công Đại hội MTTQ Việt Nam cấp huyện theo đúng kế hoạch đề ra.

Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Trong những năm qua, người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh đã phát huy vai trò nòng cốt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua đó góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội trong cộng đồng.

Tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần cải cách hành chính

Theo báo cáo kết quả Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2023) của Bộ Nội vụ công bố mới đây, tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần xếp hạng Chỉ số CCHC các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tập trung thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định cải cách hành chính (CCHC) là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp, ngành, hướng tới mục tiêu xây dựng bộ máy phục vụ tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp và người dân. Theo đó, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các nội dung CCHC gắn với công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục