Đồng bào người Mông, xã Pà Cò (Mai Châu) được hưởng lợi từ chính sách dân tộc phát triển trồng chè Shan tuyết, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Đồng bào người Mông, xã Pà Cò (Mai Châu) được hưởng lợi từ chính sách dân tộc phát triển trồng chè Shan tuyết, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

(HBĐT) - Năm nay sẽ diễn ra Đại hội đại biểu dân tộc thiểu số lần thứ 2 tỉnh Hòa Bình. Để hiểu rõ hơn những đóng góp và việc tôn vinh đồng bào dân tộc thiểu số trong công cuộc xây dựng quê hương, PV Báo Hòa Bình đã trao đổi nhanh với đồng chí Đinh Văn Dực, Trưởng Ban Dân tộc, Phó BCĐ Đại hội xung quanh nội dung này.

 

PV: Xin đồng chí cho biết những đóng góp của đồng bào dân tộc thiểu số vào sự phát triển KT -XH của tỉnh?

 

Đồng chí Đinh Văn Dực: Hòa Bình là một tỉnh có truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời - nơi sinh sống của cộng đồng 6 dân tộc Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông. Vùng đồng bào dân tộc và miền núi có vị trí chiến lược về mặt KT -XH, QP-AN. Đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh đã nêu cao tinh thần yêu nước, đoàn kết thống nhất, sát cánh, dũng cảm chiến đấu chống giặc ngoại xâm giành độc lập cho dân tộc và xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước. Trong những tháng năm khởi đầu của cách mạng và 2 cuộc kháng chiến trường kỳ, đồng bào các DTTS tỉnh Hòa Bình một lòng theo Đảng làm cách mạng, không tiếc công sức, tiền của và cả tính mạng của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Nhiều người con ưu tú của đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh đã chiến đấu, hy sinh anh dũng, trở thành những tấm gương chói lọi của dân tộc. Đặc biệt, trong công cuộc đổi mới, tỉnh ta triển khai có hiệu quả các chính sách dân tộc. Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là các xã đặc biệt khó khăn từng bước ổn định, khoảng cách phát triển các dân tộc và giữa các vùng trong cả nước từng bước thu hẹp. Đến nay, tỉnh ta không còn hộ đói. Đồng bào dân tộc đã tận dụng và khai thác tiềm năng lao động, đất đai để phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Hạ tầng vùng khó khăn được cải thiện 100% xã vùng khó khăn có trường tiểu học và THCS, điện sinh hoạt, đường ô tô đến trung tâm xã, điện sinh hoạt, 100% xã có trạm y tế bảo đảm công tác vệ sinh phòng dịch, khám - chữa bệnh thông thường. Các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp được bảo tồn và phát huy, khối đại đoàn kết được tăng cường. Đồng bào dân tộc thiểu số hưởng ứng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tích cực thi đua LĐ - SX, phát triển kinh tế, XĐ-GN, xây dựng vùng sản xuất hàng hóa, phát triển các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục, xây dựng hệ thống chính trị, bảo đảm QP -AN. Đã xuất hiện trăm điển hình tiên tiến trên tất cả các lĩnh vực, góp phần đắc lực vào việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển KT -XH của tỉnh. Những thành tựu đã đạt được chứng tỏ sức sống mãnh liệt của các dân tộc thiểu số trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, đồng thời nói lên tính ưu việt của chế độ ta, sự thành công của Đảng và Nhà nước ta trong việc giải quyết vấn đề dân tộc, đoàn kết dân tộc, chính sách dân tộc trong quốc gia đa dân tộc.

 

PV: Tỉnh đang chuẩn bị triển khai Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thư 2. Xin đồng chí cho biết, mục đích, yêu cầu của Đại hội lần này?

 

Đồng chí Đinh Văn Dực: Đại hội lần thứ 2 nhằm tiếp tục tổng kết, đánh giá công tác dân tộc, khẳng định đường lối nhất quán của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc và đại đoàn kết dân tộc trong quá trình đất nước đang đổi mới. Khẳng định và ghi nhận công lao đóng góp to lớn của đồng bào các dân tộc thiểu số trong công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Xây dựng, củng cố niềm tin, tạo sự đồng thuận của đồng bào các dân tộc vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Tôn vinh, biểu dương và khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2009-2014. Đồng thời tiếp tục cổ vũ động viên và khơi dậy lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Đại hội là biểu tượng của khối đại đoàn kết dân tộc, thống nhất ý chí và hành động, thể hiện niềm tin của cộng đồng dân tộc thiểu số vào tương lai phát triển của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Đại biểu đại hội phải là người dân tộc thiểu số, đại diện cho các dân tộc, thành phần, lĩnh vực của đời sống xã hội được cử từ đại hội cấp huyện và đại biểu của các ngành. Đại hội cấp huyện đến cấp tỉnh cần được tổ chức trang trọng với quy mô phù hợp, thiết thực, tiết kiệm, tạo khí thế sôi nổi, tự hào trong các tầng lớp nhân dân. Cấp huyện tổ chức đại hội 1 ngày, chậm nhất trong tháng 9/2014. Đại hội cấp tỉnh tổ chức 2 ngày, trong tháng 11/2014 tại Cung Văn hóa tỉnh. Đại biểu cấp huyện do cấp huyện cử chọn. Đại biểu cấp tỉnh được cử chọn từ Đại hội cấp huyện, thành phố. Tổng số đại biểu chính thức dự đại hội cấp tỉnh là 250 người, diện cho các  dân tộc thiểu số chủ yếu của tỉnh là Mường, Dao, Tày, Thái, Mông và các dân tộc thiểu số khác. Ngoài ra còn có khách mời T.Ư và địa phương, dự kiến khoảng 170 đại biểu. Các đại biểu chính thức đều mặc trang phục đúng bản sắc của dân tộc mình. Đại biểu lực lượng vũ trang mặc quân phục theo quy định; đại biểu chức sắc tôn giáo mặc lễ phục tôn giáo. Kinh phí tổ chức Đai hội cấp tỉnh do ngân sách cấp tỉnh bố trí, cấp huyện do ngân sách cấp huyện, thành phố bố trí.

 

P.V: Đại hội lần này sẽ diễn ra những nội dung chủ yếu gì, thưa đồng chí?

 

Đồng chí Đinh Văn Dực: Đại hội sẽ đánh giá việc thực hiện Quyết tâm thư của Đại hội lần I; tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KT -XH 4 năm giai đoạn 2009-2014; đánh giá kết quả XĐ -GN và phong trào thi đua yêu nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2009-2014; kết quả thực hiện chính sách dân tộc, các chương trình, dự án giai đoạn 2009-2014. Đồng thời đề xuất với T.Ư về các chính sách đối với đồng bào dân tộc, thiểu số giai đoạn tới phù hợp với điều kiện của tỉnh. Xây dựng mục tiêu, phương hướng các nhiệm vụ trọng tâm và kế hoạch thực hiện để đưa vào Quyết tâm thư và chương trình hành động để thông qua tại đại hội. Đặc biệt, trong Đại hội sẽ tổ chức giao lưu, báo cáo các điển hình, cá nhân trên các lĩnh vực như phát triển kinh tế, XĐ-GN, y tế, giáo dục, QP-AN, công tác xã hội từ thiện, nhân đạo. Dự kiến sẽ có 25 tập thể, 70 cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Quyết tâm thư của Đại hội lần thứ nhất được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen. Riêng các tập thể, cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc sẽ được đề nghị Hội đồng thi đua khen thưởng tỉnh trình Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT xem xét tặng thưởng. Hiện, BCĐ hội, BTC Đại hội đã được thành lập, các tiểu ban giúp việc cơ cấu đủ thành phần cấp tỉnh đã được thành lập, kiện toàn đang khẩn trương triển khai kế hoạch chi tiết tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh lần thứ 2. BTC Đại hội đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đánh giá công tác triển khai, bổ sung chi tiết để tổ chức Đại hội thành công đạt yêu cầu đã xác định, tôn vinh, biểu dương đồng bào các dân tộc thiểu số trong công cuộc xây dựng quê hương giàu mạnh.

 

P.V: Xin cảm ơn đồng chí!

 

 

 

                                                                             Lê Chung (TH)

 

 

 

Các tin khác


Đại hội thi đua yêu nước "Cựu chiến binh gương mẫu" huyện Kim Bôi lần thứ VII

Ngày 26/4, Hội Cựu chiến binh huyện Kim Bôi tổ chức Đại hội thi đua yêu nước "Cựu chiến binh gương mẫu" lần thứ VII, giai đoạn 2019 - 2024.

Phát huy mạnh mẽ vai trò của các tầng lớp nhân dân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 26/4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội thảo khoa học "Phát huy vai trò của các tầng lớp nhân dân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng (BVNTTT) của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay”.

Thông tin kỳ họp lần thứ 26 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy

Ngày 26/4, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy tiến hành kỳ họp lần thứ 26, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy chủ trì kỳ họp. Tại kỳ họp, UBKT Tỉnh ủy đã xem xét, kết luận các nội dung:

Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Tân Lạc lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Trong 2 ngày 25 - 26/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Tân Lạc tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 – 2029. Đây là đơn vị được Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chọn tổ chức Đại hội điểm cấp huyện. Đồng chí Bùi Tiến Lực, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vân Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh dự và chỉ đạo Đại hội.

Trung ương Đoàn triển khai quyết định về công tác cán bộ tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình

Sáng 26/4, tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình, T.Ư Đoàn tổ chức hội nghị triển khai công tác cán bộ. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Thường trực BCH T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy…

Huyện Kim Bôi gặp mặt chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng 25/4, huyện Kim Bôi tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục