Toàn cảnh thị trấn Cao Phong.

Toàn cảnh thị trấn Cao Phong.

(HBĐT) - Thị trấn Cao phong (Cao Phong) được thành lập ngày 1/8/1994 theo Nghị định số 80 của Chính phủ, trên nền tảng của thị trấn Nông trường Cao Phong trước đây.

 

Trên chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển, được sự quan tâm của các cấp, ngành, sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện, đặc biệt, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn đã phát  huy truyền thống đoàn kết, thống nhất, năng động, sáng tạo, tranh thủ thời cơ, vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành các mục tiêu phát triển KT-XH, giữ vững QP-AN, xây dựng thị trấn ngày càng phồn vinh và phát triển với  những bước tiến và thành tựu quan trọng về  mọi mặt. Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị trấn đạt 17%. Thu nhập bình quân hiện đạt 38 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,9%. Thu ngân sách hàng năm đều vượt chỉ tiêu trên giao.

    

Đặc biệt, sản xuất nông nghiệp của thị trấn ngày càng có nhiều tiến bộ, ổn định và bền vững. Những năm qua, thực hiện Nghị quyết 04 của Huyện ủy Cao phong về phát triển cây ăn quả, thị trấn đã tập trung xây dựng và từng bước mở rộng vùng chuyên canh cây ăn quả, cây công nghiệp có giá trị cao với 128 ha mía, 550 ha cam, quýt, bưởi và trên 100 ha cam quýt trồng ngoài địa bàn theo mô hình liên kết. Nhờ đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV đảm bảo đúng quy trình, nhiều giống mới được thay thế, nhiều mô hình trình diễn cam năng suất cao, sản xuất theo tiêu chuẩn Vietgap được thực hiện,  từng bước được khẳng định thương hiệu và chỉ dẫn địa lý hàng hóa trên thị trường từ đó nhiều hộ đã có thu nhập cao. (Năm 2013 trên địa bàn có 64 hộ có tổng thu nhập từ 1 tỷ đồng trở lên. Đặc biệt có 9 hộ, có tổng thu nhập từ 3-8 tỷ đồng). Thị trấn cũng tập trung áp dụng tiến bộ KH-KT vào chăn nuôi. Theo đó, đàn gia súc, gia cầm được cải tạo và phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Với vị trí là trung tâm kinh tế của huyện, lĩnh vực thương mại, dịch vụ cũng luôn được khuyến khích phát triển. Đến nay, gần 500 hộ kinh doanh dịch vụ của thị trấn với các loại hàng hoá dồi dào, phong phú đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn và các xã lân cận.

    

Việc phát huy hiệu quả các nguồn lực xã hội hóa cho phát triển giáo dục, hạ tầng...được thị trấn quan tâm chỉ đạo và đạt được kết quả to lớn, góp phần quan trọng vào kết quả tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi được quan tâm đầu tư xây dựng, tạo cho diện mạo đô thị của thị trấn ngày càng khang trang, bề  thế.

      

Đi đôi với đẩy mạnh phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa - xã hội của thị trấn ngày càng  có nhiều tiến bộ. Chất lượng giáo dục được nâng cao, 4 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I. Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, DS-KHHGĐ, bảo vệ, chăm sóc trẻ em tiếp tục được chăm lo, trạm y tế được quan tâm cả về đội ngũ y, bác sỹ và cơ sở vật chất, thị trấn đã đạt chuẩn quốc gia về y tế, trẻ dưới 5 tuổi suy sinh dưỡng còn 8%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm 1%. Cấp uỷ, chính quyền thị trấn tích cực thực hiện giải quyết việc làm, xoá đói - giảm nghèo và các chính sách đảm bảo an sinh xã hội. Quan tâm giải quyết kịp thời chế độ, chính sách cho các đối tượng thụ hưởng theo quy định. Các hoạt động VH-TT, TD-TT được quan tâm, toàn thị trấn có 91% hộ đạt gia đình văn hóa, 4 trường học và UBND đạt chuẩn cơ quan văn hoá, 10 KDC đã đạt làng văn hóa, KDC tiên tiến. Nhiệm vụ quốc phòng, công tác QS ĐP được tăng cường, ANCT-TTATXH tiếp tục ổn định và giữ vững.

       

Cùng với nhiệm vụ phát triển KT-XH, với tinh thần tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng,  hiệu lực điều hành của chính quyền, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân, xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh, Đảng bộ thị trấn đã làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Trong đó, tập trung tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh, huyện. Chú trọng tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với việc tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết T.Ư 4 (khoá XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay". Công tác tổ chức cơ sở Đảng được quan tâm, chất lượng sinh hoạt chi bộ được nâng lên, công tác phát triển Đảng có nhiều đổi mới và đi sâu vào chất lượng; công tác bảo vệ chính trị nội bộ Đảng được tăng cường. Tích cực vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở góp phần thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội, QP-AN.

      

Trong chặng đường 20 năm xây dựng, phát triển, thị trấn Cao Phong được Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành T.Ư, tỉnh và huyện ghi nhận bằng nhiều hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua cao quý. Đặc biệt, năm 2009 được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhì, năm 2007 và năm 2010, được Chính phủ tặng cờ thi đua; 7 năm liên tục (2006 - 2013) được UBND tỉnh tặng cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua khối xã, phường, thị trấn; Đảng bộ và các chi bộ trực thuộc luôn đạt TCCS Đảng TS-VM.

 

Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập là dịp Đảng bộ và nhân dân các dân tộc thị trấn Cao Phong nhìn lại những việc đã làm được và những tồn tại, hạn chế để kịp thời khắc phục. Đồng thời, tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và sự nỗ  lực của nhân dân, gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, xóa nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững QP-AN, đảm bảo TTATXH, xây dựng thị trấn Cao Phong ngày càng giàu đẹp và phát triển.

 

 

 

                                      Nguyễn Hồng Thuỷ

      (Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND thị trấn Cao Phong)

 

 

 

Các tin khác


Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Chuyển động trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Trong đó đặc biệt quan tâm công tác cán bộ, lấy sản phẩm để đánh giá năng lực cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhờ vậy đã tạo nên sự chuyển động của bộ máy cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Nhịp sống mới ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng

Đà Bắc là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, với nhiều chiến công trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Nhiều năm qua, đất và người Đà Bắc luôn nỗ lực vượt lên khó khăn, xây dựng quê hương ngày càng no ấm, hạnh phúc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục