Một tuyến phố của thành phố Hòa Bình hôm nay.

Một tuyến phố của thành phố Hòa Bình hôm nay.

(HBĐT) - Những năm trước Cách mạng tháng Tám, thị xã Hòa Bình (nay là thành phố Hòa Bình) chỉ như một thị tứ nhỏ bên sông Đà. Cả thị xã chỉ có chợ Phương Lâm là sôi động hơn cả. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, thị xã Hòa Bình chuyển mình trở thành thành phố cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội. Từ con sông Đà hung dữ đã biến thành dòng điện cung cấp khắp cả nước.

 

Hồi ức những năm gian khó

 

Theo Kinh lược sứ Bắc Kỳ, thị xã Hòa Bình được thành lập ngày 5/9/1896, sau khi sở lỵ tỉnh Mường ở chợ Bờ bị nghĩa quân Đốc Ngữ tập kích thắng lợi. Khi đó, trung tâm tỉnh lỵ được chuyển về xóm Đúng thuộc xã Hoà Bình (nay thuộc phường Tân Thịnh), từ đó lấy tên là thị xã Hoà Bình. Thị xã chỉ rộng khoảng 10 km2 nằm ven bờ sông Đà, dân số khoảng 6.000 người. Theo cụ Nguyễn Thị Rạp, năm nay 94 tuổi ở tổ 6, phố Ngọc, xã Trung Minh: Hồi đó, nhân dân thị xã Hòa Bình vô cùng cực khổ. Thực dân Pháp dùng mọi cách để bóc lột, cai trị. Cả tỉnh chúng chỉ mở một trường tiểu học, chủ yếu là con em lang đạo và quan lại. Nhân dân sống bằng làm ruộng và đánh bắt cá. Ngoài khu trung tâm, ở các khu khác toàn lau lách, đầm lầy và có đến 95% người dân lao động mù chữ. Bệnh viện, hệ thống điện, nước chỉ để phục vụ cho bộ máy cai trị. Dù là thị xã nhỏ bé nhưng thực dân Pháp và tay sai cho mở đến 8 đại lý buôn bán thuốc phiện, 8 trạm gái điếm và 50 điểm hút sách. Thêm vào đó là sưu cao, thuế nặng, phu dịch liên miên khiến cho người dân hết sức cơ cực, lầm than. Khi ấy, cả thị xã hầu như chỉ có những ngôi nhà tranh, vách đất siêu vẹo.

 

Trong áp bức, lầm than, phong trào cách mạng như một ngọn đuốc bừng sáng nhen nhóm tinh thần đấu tranh chống lại ách áp bức bóc lột của thực dân, phong kiến. Trong khí thế đó, chi bộ Đảng đầu tiên của thị xã Hoà Bình ra đời ở phố Đồng Nhân (nay thuộc phường Phương Lâm). Chi bộ Đảng thị xã đã phối hợp với chi bộ Đảng nhà tù Hoà Bình tập hợp, lãnh đạo quần chúng nhân dân vùng lên đấu tranh giành thắng lợi hoàn toàn vào ngày 24/8/1945 góp phần vào thắng lợi chung của Cách mạng tháng Tám năm 1945 của cả nước. Nhớ lại thời điểm sục sôi khí thế cách mạng đó, cụ Rạp bồi hồi như đang hoà cùng dòng chảy lịch sử, cùng quần chúng nhân dân lao động phất cao cờ hồng giành lại quyền làm chủ cho những người dân lao động bị áp bức...

 

 

Vươn mình đứng dậy

 

Kể từ ngày Cách mạng tháng Tám thành công, thị xã Hoà Bình đã không ngừng đổi thay, từ một thị xã nhỏ bé nay đã trở thành một thành phố trẻ như vóc dáng của một chàng trai tràn đầy sức sống. Công trình thuỷ điện mang tầm vóc thế kỷ đang từng ngày góp sức cho sự phồn thịnh của đất nước. Từ chợ Phương Lâm đìu hiu khi xưa đã trở thành trung tâm thương mại sầm uất. Đến nay, cả thành phố có 9 chợ, 3 siêu thị, hơn 1.200 hộ cá thể sản xuất TTCN và kinh doanh, dịch vụ với hơn 2.500 lao động. Trong KCN bờ trái sông Đà và trên địa bàn các phường, xã có 45 doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động có hiệu quả, giải quyết việc làm cho hơn 2.100 lao động. Thành phố Hoà Bình đang trên đường phát triển theo hướng văn minh, hiện đại. Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn giữ vững ở mức trên 14%, cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển, bộ mặt đô thị và nông thôn có nhiều khởi sắc. Lĩnh vực văn hóa - xã hội ngày càng tiến bộ, chính sách xã hội được quan tâm. ANCT - TTATXH được giữ vững, ổn định. Đời sống người dân không ngừng được nâng cao. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 1%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 40%. Bước đầu thành phố xây dựng được nếp sống văn minh đô thị gắn với thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân cũng đã đáp ứng yêu cầu với 100%  trạm y tế ở xã, phường có bác sỹ. Nhiệm vụ QP -AN thường xuyên được tăng cường, đảm bảo đã góp phần giữ vững ổn định ANCT - TTATXH tạo tiền đề quan trọng để phát triển KT -XH. Với những kết quả đã đạt được, thành phố Hoà Bình đang tự tin phấn đấu trở thành đô thị loại II vào năm 2020.

 

 

                                                                                 Việt Lâm

 

 

 

Các tin khác


Trung ương Đoàn triển khai quyết định về công tác cán bộ tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình

Sáng 26/4, tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình, T.Ư Đoàn tổ chức hội nghị triển khai công tác cán bộ. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Thường trực BCH T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy…

Huyện Kim Bôi gặp mặt chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng 25/4, huyện Kim Bôi tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Thành ủy Hòa Bình tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết xây dựng văn hóa con người Việt Nam

Sáng 25/4, Thành ủy Hòa Bình tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; 15 năm thực hiện Chương trình hành động số 18-CTr/TU, ngày 13/4/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình về thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị khoá X về "Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Đức Hinh thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên tại huyện Kim Bôi

Sáng 25/4, đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và đoàn công tác đã thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi.

Huyện Lạc Thủy: Gắn lý luận với thực tiễn trong phát triển kinh tế - xã hội

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 9/10/2014 của Bộ Chính trị khóa XI về "Công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030” trên địa bàn huyện Lạc Thủy, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã vận dụng có hiệu quả lý luận vào thực tiễn trên tất cả các lĩnh vực: xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, giữ vững quốc phòng - an ninh.

Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” tại Hòa Bình

Sáng 24/4, tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình Thủy điện Hòa Bình, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Hội LHTN tỉnh Hòa Bình tổ chức Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Ban chấp hành T.Ư Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam; Nguyễn Kim Quy, Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHTN Việt Nam; lãnh đạo các ban, văn phòng, đơn vị trực thuộc T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam và lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các tỉnh: Hòa Bình, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nam...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục