Những năm qua, việc khuyến khích y, bác sỹ của tỉnh học tập nâng cao trình độ còn gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Cán bộ Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh kiểm tra các mẫu xét nghiệm.
(HBĐT) - Nhằm tăng cường năng lực quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, QP -AN, đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC, VC phục vụ cho sự nghiệp phát triển KT-XH của tỉnh theo hướng CNH-HĐH, tháng 7/2005, HĐND tỉnh khóa XIV đã ban hành Nghị quyết số 35/2005/NQ-HĐND “quy định một số chính sách khuyến khích CB, CC học tập; thu hút và tiếp nhận sinh viên tốt nghiệp đại học về công tác tại tỉnh giai đoạn 2005 - 2015”.
Sau gần 10 năm triển khai, thực hiện, theo đánh giá của Sở Nội vụ, số lượng CB, CC được thu hút chưa nhiều, chuyên ngành thu hút chưa đa dạng, việc cử CB, CC đi đào tạo tiến sỹ còn ít... Nguyên nhân sâu xa là còn nhiều nút thắt chưa được quan tâm tháo gỡ kịp thời.
Theo thống kê của Sở Nội vụ, tính đến hết tháng 7/2014, toàn tỉnh có 31.876 CB, CC, VC (từ cấp tỉnh tới cơ sở), trong đó có 148 người có trình độ trên đại học, chiếm 5,92%; 1.736 người có trình độ đại học, chiếm 74,94%. Điều đáng ghi nhận là chất lượng đội ngũ CB, CC, VC của tỉnh ngày càng được nâng cao, tuy nhiên chưa đồng đều và chưa tạo được một đội hình mũi nhọn có đủ tâm, tầm để góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh. Bên cạnh đó, tình trạng “chảy máu chất xám” có chiều hướng gia tăng. Đầu năm nay, một nữ tiến sỹ có gần 20 năm công tác tại tỉnh đã xin chuyển công tác về Hà Nội. Lý do mà chị trình bày với tổ chức muốn về Thủ đô để tiếp tục bước đi trên con đường nghiên cứu khoa học và tạo nền tảng chăm lo việc học hành cho con. Tất nhiên, chị tự nguyện hoàn trả lại kinh phí mà tỉnh đã hỗ trợ trong quá trình học cao học và làm luận án tiến sỹ. Lý do chỉ đơn giản là vậy nhưng đằng sau đó có nhiều câu hỏi đã được các đồng nghiệp cũ đặt ra và tự trả lời: do sự đãi ngộ, sử dụng nhân lực chất lượng cao ở tỉnh ta còn nhiều bất cập. Sự bất cập này trước hết phải kể đến yếu tố lịch sử: Nghị quyết 35 của -HĐND ban hành đến nay đã gần 10 năm nhưng chưa có sơ kết, tổng kết để điều chỉnh phù hợp. Theo Đề án này: sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy loại giỏi được ưu tiên tuyển dụng và bố trí công tác theo nhu cầu thực tế của tỉnh. Sau khi được bổ nhiệm chính thức vào ngạch được tỉnh trợ cấp 1 lần với số tiền 5 triệu đồng/ người. Tiến sỹ khoa học, tiến sỹ chuyên ngành về công tác tại tỉnh ngoài lương được hỗ trợ 1 lần với số tiền 30 triệu đồng; thạc sỹ đào tạo hệ chính quy tập trung được hỗ trợ 15 triệu đồng/người.
Trong các cuộc khảo sát, giám sát chuyên đề về lĩnh vực văn hóa, xã hội và tiếp xúc cử tri ở các địa phương, đơn vị trên địa bàn, đồng chí Trần Đức Trường, Phó Ban Văn hóa, xã hội & Dân tộc (HĐND tỉnh) luôn đi sâu tìm hiểu thực trạng công tác giáo dục, đào tạo, thu hút và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực qua đó có sự nhìn nhận cụ thể: vấn đề sâu xa hơn cả là việc sử dụng đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao này phải theo nhu cầu thực tế của tỉnh và cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ. Vì vậy, nhiều khi người lao động không được làm việc đúng với chuyên môn, không có điều kiện để phát huy khả năng sáng tạo, nâng cao tay nghề, hiệu quả công việc chưa được nhìn nhận đúng mức nên có nhiều sinh viên giỏi đã từ chối cơ hội việc làm ở tỉnh và cũng có nhiều CB, CC, VC đã xin chuyển công tác đến tỉnh khác. Thực trạng này đã được lãnh đạo ngành y tế, Thi hành án dân sự, Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh phản ánh. Sự bất cập trong việc thực hiện chính sách trợ cấp cho CB, CC, VC đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cũng được Sở Nội vụ nêu rõ: Mỗi CB, CC được tạo điệu kiện đi học, khi tốt nghiệp được hỗ trợ kinh phí theo mức: tốt nghiệp thạc sỹ hệ vừa học, vừa làm được hỗ trợ 5 triệu đồng, nếu đạt loại khá 7 triệu đồng và loại giỏi được hỗ trợ 9 triệu đồng; tốt nghiệp thạc sỹ, chuyên khoa cấp II được hỗ trợ 7 triệu đồng, đạt loại khá 9 triệu đồng và loại giỏi 12 triệu đồng; tốt nghiệp tiến sỹ hệ vừa học, vừa làm được hỗ trợ theo mức, 12,14,16 triệu đồng; tốt nghiệp tiến sỹ hệ tập trung được hỗ trợ 15,17,20 triệu đồng/người. Rõ ràng mức đãi ngộ này không khuyến khích được nhiều CB, CC dành tâm huyết cho việc học tập nâng cao trình độ, dẫn đến số lượng CB, CC, VC đi đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ còn ít.
Trăn trở với lộ trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh, đồng chí Nguyễn Viết Trọng, Giám đốc Sở Nội vụ cho rằng, đã đến lúc cần họp bàn tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện để xác định lại hướng đi, cách làm cho phù hợp với điều kiện thực tiễn. Hiện tại, Sở Nội vụ đang hoàn thiện dự thảo lấy ý kiến các cơ quan liên quan để báo cáo UBND tỉnh, trình HĐND tỉnh sửa đổi Nghị quyết số 35 và Quyết định số 55/2005/QĐ-UBND của UBND tỉnh. Nội dung bản dự thảo này sẽ đề xuất một số giải pháp cụ thể như: Các cơ quan, đơn vị hàng năm cần dành ra một số chỉ tiêu (3-4%) để tuyển dụng, tiếp nhận những sinh viên tốt nghiệp chính quy loại giỏi, thạc sỹ, tiến sỹ có chuyên ngành phù hợp. Có kế hoạch khuyến khích CBCCVC học tập nâng cao trình độ (không cử đi học sau đại học những chuyên ngành không phù hợp với vị trí, việc làm), phấn đấu mỗi cơ quan, đơn vị có từ 10-15% công chức có trình độ sau đại học phù hợp với vị trí việc làm. Tăng mức hỗ trợ tài chính và đề xuất các chính sách hỗ trợ về nhà ở, điều kiện làm việc cho các đối tượng thuộc diện chính sách khuyến khích thu hút. Hy vọng quy định mới này sẽ tạo luồng gió mới cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh.
Thúy Hằng
(HBĐT) - “Những ngày tháng 8 là kỷ niệm khó quên với đoàn y, bác sỹ của CLB thầy thuốc trẻ tỉnh khi tham gia hành trình tình nguyện vì sức khỏe NCT. Hơn 50 cán bộ y tế làm nhiệm vụ khám, tư vấn, cấp thuốc miễn phí cho 500 NCT trên địa bàn tỉnh. Có thời gian đến gần hơn với người dân, vừa khám, vừa nghe họ trò chuyện mới thấm thía phần nào giá trị khi tham gia vào các hoạt động tình nguyện, sẻ chia với những số phận yếu thế trong xã hội”... - Anh Trương Như Hiển, Chủ nhiệm CLB thầy thuốc trẻ tỉnh tâm sự.
(HBĐT) - Sáng 22/9, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã chủ trì và điều hành họp BTV Tỉnh ủy về kiểm điểm lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ công tác 9 tháng và nhiệm vụ, giải pháp 3 tháng cuối năm 2014 của BCH Đảng bộ tỉnh; đánh giá kết quả 2 năm thực hiện Nghị quyết số 12 Hội nghị T.Ư 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay; cho ý kiến vào Hướng dẫn của BTV Tỉnh ủy về công tác nhân sự cấp ủy tại ĐHĐB các cấp tỉnh Hòa Bình, nhiệm kỳ 2015-2020.
(HBĐT) - Ngày 22/9, Hội LHPN tỉnh, phối hợp với Trung tâm hỗ trợ giáo dục và nâng cao năng lực cho phụ nữ (CEPEW), tổ chức Hội thảo về “ lồng ghép giới trong quy hoạch cán bộ” cho 35 đồng chí lãnh đạo Huyện uỷ, Thành uỷ, cán bộ phụ trách quy hoạch cán bộ của cấp uỷ, chính quyền và Hội phụ nữ các cấp của 6 huyện: Kỳ Sơn, Tân Lạc, Kim Bôi, Mai Châu, Yên Thuỷ, Lạc Thuỷ và thành phố Hoà Bình. Dự Hội thảo có đồng chí Bùi Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; đại diện lãnh đạo Trung tâm CEPEW, Ban Tổ chức Tỉnh uỷ và một số sở, ngành của tỉnh.
(HBĐT) - Thực hiện Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường tổ chức thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2014, BTV Huyện ủy Tân Lạc đã ban hành kế hoạch, hướng dẫn đến chi, Đảng bộ cơ sở.
(HBĐT) - Đồng chí Xa Đức Chính, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND xã Hiền Lương cho biết: Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 BCH T.Ư Đảng (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, thông qua kiểm điểm, tự phê bình và phê bình Đảng bộ xã và các chi bộ trực thuộc cùng đội ngũ CBĐV ở Hiền Lương đã nhận thức rõ công tác giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức chấp hành kỷ luật có nơi còn chưa sâu, chưa kịp thời.
Ngày 20-9, tại Hà Nội, Hội Luật gia Việt Nam tổ chức Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, nhiệm kỳ 2014 - 2019, với chủ đề "Phát huy tinh thần chủ động sáng tạo, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Luật gia Việt Nam trong giai đoạn mới". Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự và phát biểu ý kiến.