Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh (người đứng đầu bên trái), Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật tại Công ty TNHH MTV nước sạch Hòa Bình. Ảnh: PV

Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh (người đứng đầu bên trái), Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật tại Công ty TNHH MTV nước sạch Hòa Bình. Ảnh: PV

(HBĐT)- Bộ luật Dân sự năm 2005 được QH khóa XI thông qua ngày 14/6/2005 trên cơ sở kế thừa truyền thống của pháp luật dân sự Việt Nam, phát huy thành tựu của Bộ luật Dân sự năm 1995 và kinh nghiệm gần 20 năm đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Sau hơn 9 năm thi hành, Bộ luật Dân sự cơ bản đã có tác động tích cực đến sự phát triển KT -XH của đất nước cũng như đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm của chủ thể trong các lĩnh vực dân sự, HN&GĐ, kinh doanh, thương mại, lao động...

 

Bộ luật Dân sự đã cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) về tôn trọng, bảo vệ quyền công dân trong lĩnh vực dân sự; về thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN thông qua việc ghi nhận sự tồn tại của nhiều hình thức sở hữu trong nền kinh tế ở nước ta, sự đa dạng và đồng bộ của các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu; hoàn thiện thêm một bước các quy định về quyền của người không phải là chủ sở hữu; ghi nhận sự bình đẳng giữa các loại hình tổ chức SX -KD thuộc mọi thành phần kinh tế. Bộ luật Dân sự đã góp phần thúc đẩy sự hình thành, phát triển của quan hệ thị trường thông qua việc ghi nhận nguyên tắc tự do hợp đồng; hạn chế sự can thiệp quá mức của cơ quan công quyền vào quá trình hình thành, tồn tại và vận động của các quan hệ hàng hóa - tiền tệ; tạo cơ chế pháp lý để thực hiện tinh thần của Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001). Nhờ có các quy định có tính chất nền tảng này mà về cơ bản, các quan hệ thị trường ở nước ta trong thời gian qua đã từng bước hình thành, phát triển;  nhiều quy định trong Bộ luật Dân sự đã có tính tương thích với thông lệ quốc tế, góp phần thúc đẩy giao lưu dân sự, thương mại giữa Việt Nam với các nước trên thế giới, góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về hội nhập quốc tế.

 

Tuy nhiên, bước sang giai đoạn phát triển mới của đất nước, trước yêu cầu thể chế hóa Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, Nghị quyết số 48 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và đặc biệt là yêu cầu về công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 thì Bộ luật Dân sự hiện hành đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập.

 

Một trong những yêu cầu của Nhà nước pháp quyền, đặc biệt, sau khi Hiến pháp năm 2013 được ban hành là Nhà nước phải có cơ chế pháp lý để công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền công dân về dân sự. Tuy nhiên, một số quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành chưa đáp ứng được yêu cầu này, cụ thể như: (1) Chưa bảo đảm nguyên tắc quyền dân sự chỉ có thể bị hạn chế bởi luật trong những trường hợp đặc biệt như Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận; (2) nhiều quy định về chủ thể, giao dịch, đại diện, nghĩa vụ và hợp đồng, thừa kế còn bất hợp lý, thiếu tính khả thi; (3) chưa tạo được cơ chế pháp lý hữu hiệu để bảo vệ quyền, lợi ích của bên thứ ba ngay tình, của bên thiện chí, bên yếu thế trong quan hệ dân sự... Hạn chế này càng biểu hiện rõ nét trong bối cảnh hiện nay khi Hiến pháp năm 2013 đã đặt ra nhiều yêu cầu mới trong việc bảo vệ và bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân ở nước ta.

 

Nhiều quy định của Bộ luật Dân sự còn chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng và phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, cụ thể như: (1) Bộ luật Dân sự hiện hành dành rất nhiều quy định về quyền sở hữu, trong khi đó lại có rất ít quy định về các loại quyền khác đối với tài sản (quyền của người không phải là chủ sở hữu tài sản). Thực trạng này đã dẫn đến hậu quả là pháp luật dân sự Việt Nam nói chung và Bộ luật Dân sự nói riêng chưa tạo cơ sở pháp lý đầy đủ và thuận lợi cho việc khai thác, sử dụng một cách tiết kiệm và hiệu quả các tài sản và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác của đất nước; (2) Vấn đề bảo vệ quyền sở hữu luôn được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Bộ luật Dân sự. Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự hiện hành chưa ghi nhận đầy đủ các cơ chế pháp lý để thực hiện nhiệm vụ này, ví dụ như chưa ghi nhận được nguyên tắc quyền của tất cả các chủ sở hữu, không phân biệt hình thức sở hữu, thành phần kinh tế đều được pháp luật công nhận và bảo vệ như nhau; (3) Một số quy định của Bộ luật Dân sự còn gò bó, không phù hợp với tính năng động của nền kinh tế thị trường, do đó đã ảnh hưởng không tốt đến chất lượng và hiệu quả hoạt động SX -KD của các doanh nghiệp.

 

Bộ luật Dân sự hiện hành còn chưa thể hiện được một cách đầy đủ vị trí, vai trò là bộ luật nền, luật chung, nhất là trong việc thực hiện ba chức năng: (1) Quy định những vấn đề cơ bản nhất, chung nhất có liên quan đến tất cả các lĩnh vực thuộc đời sống dân sự; (2) Định hướng cho việc xây dựng các văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự đặc thù và (3) khi các luật chuyên ngành không có quy định về một quan hệ dân sự thì quy định của Bộ luật Dân sự được áp dụng để điều chỉnh. Bất cập này càng được thể hiện rõ hơn, bên cạnh Bộ luật Dân sự đã và đang tồn tại ngày càng nhiều đạo luật điều chỉnh các lĩnh vực dân sự đặc thù như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Thương mại, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Sở hữu trí tuệ, Bộ luật Lao động... Kết quả là Bộ luật Dân sự nói riêng và hệ thống pháp luật dân sự nói chung chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về tính ổn định, tính khái quát, tính hệ thống, tính dự báo và tính minh bạch trong hệ thống pháp luật của Nhà nước pháp quyền. Những hạn chế, bất cập nêu trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu lực và hiệu quả của Bộ luật Dân sự nói riêng, pháp luật dân sự nói chung; chưa thực sự tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho sự phát triển KT -XH của đất nước cũng như cho việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm các quyền dân sự của người dân. Do đó, việc xây dựng Bộ luật Dân sự (sửa đổi) có sự tham gia ý kiến của nhân dân nhằm phát huy quyền làm chủ, trí tuệ của nhân dân đảm bảo cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về công nhận, tôn trọng, bảo vệ và đảm bảo quyền con người, quyền công dân, góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, ổn định môi trường pháp lý cho sự phát triển KT -XH của đất nước và đời sống của nhân dân.

 

 

 

 

                                                  Nguyễn Tiến Sinh

                                (Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh)

 

 

 

Các tin khác


Đảng bộ xã Tú Lý khẳng định vai trò lãnh đạo

Sau sáp nhập, xã Tú Lý có địa bàn rộng, dân số đông. Trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ 2020 - 2025, xã định hướng tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng; thực hiện các mô hình sản xuất hiệu quả để nâng cao thu nhập cho người dân và giảm nghèo bền vững. Để đạt được điều này, Đảng bộ xã xác định vai trò lãnh đạo của cấp ủy và sự tiên phong, gương mẫu của đảng viên là hết sức quan trọng.

Đại hội thi đua yêu nước "Cựu chiến binh gương mẫu" huyện Kim Bôi lần thứ VII

Ngày 26/4, Hội Cựu chiến binh huyện Kim Bôi tổ chức Đại hội thi đua yêu nước "Cựu chiến binh gương mẫu" lần thứ VII, giai đoạn 2019 - 2024.

Phát huy mạnh mẽ vai trò của các tầng lớp nhân dân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 26/4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội thảo khoa học "Phát huy vai trò của các tầng lớp nhân dân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng (BVNTTT) của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay”.

Thông tin kỳ họp lần thứ 26 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy

Ngày 26/4, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy tiến hành kỳ họp lần thứ 26, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy chủ trì kỳ họp. Tại kỳ họp, UBKT Tỉnh ủy đã xem xét, kết luận các nội dung:

Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Tân Lạc lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Trong 2 ngày 25 - 26/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Tân Lạc tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 – 2029. Đây là đơn vị được Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chọn tổ chức Đại hội điểm cấp huyện. Đồng chí Bùi Tiến Lực, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vân Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh dự và chỉ đạo Đại hội.

Trung ương Đoàn triển khai quyết định về công tác cán bộ tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình

Sáng 26/4, tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình, T.Ư Đoàn tổ chức hội nghị triển khai công tác cán bộ. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Thường trực BCH T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục