Chi nhánh Công ty CP Thương mại và đầu tư Nguyên liệu mới (KCN Mông Hoá)

 giải quyết việc làm cho 81 lao động, thu nhập bình quân trên 3 triệu đồng/người/tháng.

Chi nhánh Công ty CP Thương mại và đầu tư Nguyên liệu mới (KCN Mông Hoá) giải quyết việc làm cho 81 lao động, thu nhập bình quân trên 3 triệu đồng/người/tháng.

(HBĐT) - Đồng chí Đinh Hải Nam, Phó trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Kỳ Sơn khẳng định: Thời gian qua, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, huyện Kỳ Sơn đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị, ban, ngành, đoàn thể trong và ngoài huyện mở được nhiều lớp chuyển giao KH-KT về trồng trọt, chăn nuôi, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tuyển dụng lao động cho các đơn vị, dn trên địa bàn. Từ đó tác động tích cực đến công tác giải quyết việc làm trên địa bàn.

 

Theo thống kê, năm 2015, huyện có lực lượng lao động tham gia hoạt động kinh tế gần 16.123 người. Lao động trong độ tuổi là 25.566 người, chiếm khoảng 74% dân số. Lực lượng lao động trẻ và tập trung nhiều hơn ở khu vực nông thôn. Hiện tại, cơ cấu lao động nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 65,8%; công nghiệp - xây dựng 16,4%; thương mại - dịch vụ 17,8%. Tổng số lao động qua đào tạo nghề là 35%. Được xác định là vùng động lực kinh tế của tỉnh, trên địa bàn huyện có khu công nghiệp Mông Hoá với 6 doanh nghiệp đăng ký hoạt động và nhiều xưởng sản xuất chổi chít giải quyết việc làm thường xuyên, tăng thu nhập cho người lao động địa phương. Trong đó có một số doanh nghiệp đã thu hút và tạo việc làm cho nhiều lao động như: Công ty TNHH Toàn Cầu, Chi nhánh Công ty CPTM&ĐT Nguyên liệu mới…

 

Năm 2015, Nghị quyết HĐND huyện giao giải quyết việc làm cho 1.200 lao động. Để thực hiện chỉ tiêu này, ngay từ đầu năm, huyện đã giao chỉ tiêu giảm nghèo và tạo việc làm cho các xã, thị trấn. Huyện cũng khuyến khích đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó, để kết nối các đơn vị, doanh nghiệp với người lao động, năm nay, huyện tiếp tục duy trì mở các sàn giao dịch, hội nghị tư vấn việc làm và dạy nghề tại các cụm xã. Trong đó sẽ mời các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động có chất lượng đến tư vấn, gặp gỡ trực tiếp với người lao động. Theo báo cáo sơ bộ của Phòng LĐ-TB&XH, trong quý I, tổng số lao động được tạo việc làm của huyện là 320 người. Qua khảo sát, số lao động tập trung ở một số nghề như chổi chít, dịch vụ với thu nhập bình quân 2,5 triệu đồng/người/tháng.

 

Tuy nhiên, theo đồng chí Đinh Hải Nam, hiện nay, công tác tạo việc làm của huyện vẫn còn gặp nhiều khó khăn như: Các doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động không hiệu quả do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế. Vì vậy, đa số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động hay hoạt động cầm chừng và không mở rộng quy mô sản xuất nên việc thu hút lao động còn kém. Nếu xét về số lượng, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện tuy nhiều nhưng phần lớn là kinh doanh trong lĩnh vực nông sản như thu mua ngô, khoai, sắn chưa giải quyết việc làm được nhiều lao động. Công tác tư vấn dạy nghề cho lao động nông thôn thực hiện chưa hiệu quả. Việc mở các lớp dạy nghề thiếu kinh phí, chủ yếu vẫn trông chờ vào nguồn kinh phí ở T.ư cấp. Ngân sách huyện chưa bố trí được kinh phí cho công tác dạy nghề. Bên cạnh đó, ý thức tìm việc làm của một bộ phận người dân nông thôn còn hạn chế, trong khi tiềm năng lao động của chính gia đình họ rất dồi dào. Việc chuyển đổi cơ cấu KT-XH của huyện chưa mạnh, nhất là thu hút đầu tư phát triển công nghiệp và hình thành khu trung tâm kinh tế - văn hoá - xã hội nên giải quyết việc làm tại chỗ còn hạn chế.

 

Trong thời gian tới, để thực hiện chỉ tiêu việc làm đề ra, huyện Kỳ Sơn tập trung vào các giải pháp như: Tổ chức thực hiện tốt các mục tiêu, kế hoạch tổng thể phát triển KT-XH, đảm bảo tăng trưởng kinh tế gắn với tạo việc làm mới cho người lao động. Quan tâm mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu lao động. Đẩy mạnh các hoạt động mở phiên giao dịch việc làm, tư vấn dạy nghề và việc làm đến tận các xã để người lao động được tiếp cận với các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng. Quan tâm đến đối tượng thanh niên thuộc hộ nghèo, lao động di dời, giải toả ở khu công nghiệp.

 

Đối với lao động ở ngành nông nghiệp, tập trung đào tạo nghề, chuyển giao kỹ thuật để có năng suất cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên, trong đó tập trung vào phát triển nghề cá, trồng hoa, cây cảnh. Cùng với đó huyện có chủ trương nâng cao năng lực quản lý  Nhà nước về đào tạo nghề ở các cấp, chú trọng hình thức đào tạo nghề theo dự án, đơn đặt hàng, nghề truyền thống, nghề người lao động nông thôn dễ tiếp cận. Gắn công tác dạy nghề với giải quyết việc làm tại chỗ để người lao động phát triển kinh tế, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.

 

                                                                                       

 

                                                                               Hương Lan

Các tin khác


Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Chuyển động trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Trong đó đặc biệt quan tâm công tác cán bộ, lấy sản phẩm để đánh giá năng lực cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhờ vậy đã tạo nên sự chuyển động của bộ máy cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Nhịp sống mới ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng

Đà Bắc là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, với nhiều chiến công trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Nhiều năm qua, đất và người Đà Bắc luôn nỗ lực vượt lên khó khăn, xây dựng quê hương ngày càng no ấm, hạnh phúc.

Xã Đồng Tâm thiết thực học tập và làm theo Bác

Sau 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về "đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) trong học tập và làm theo Bác.

Đồng chí Đoàn Tiến Lập được bầu giữ chức Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn

Chiều 26/4, HĐND huyện Lương Sơn khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức kỳ họp thứ 17 - kỳ họp chuyên đề về công tác cán bộ, bầu Chủ tịch UBND huyện khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục