Với 435 đại biểu tham gia, 433 đại biểu tán thành (đạt tỷ lệ 87,47%), sáng nay, 18-6, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2016. Theo đó, kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa 13 và kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa 14 sẽ không tổ chức chất vấn và giám sát chuyên đề.
Năm 2016 là năm tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; là năm cuối nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13 và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016... Bên cạnh việc bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của mình, các cơ quan phải dành thời gian cho công tác tổ chức, nhân sự; do vậy, việc dự kiến chương trình hoạt động giám sát năm 2016 của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội cũng phải được lựa chọn một cách phù hợp, khả thi.
Trong bối cảnh nêu trên, năm 2016, Quốc hội sẽ tiến hành ba kỳ họp: kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa 13 và kỳ họp thứ nhất và thứ hai, Quốc hội khóa 14.Trong đó, hai kỳ họp cuối cùng và đầu tiên của hai khóa Quốc hội 13 và 14 dự kiến không tổ chức chất vấn và giám sát chuyên đề.
Cụ thể, Quốc hội tiến hành giám sát tối cao tập trung vào một số nội dung, theo đó, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa 13, sẽ xem xét, thảo luận báo cáo bổ sung của Chính phủ về đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2015; tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2016. Xem xét, thảo luận báo cáo công tác cả nhiệm kỳ khóa 13 của Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước. Xem xét, thảo luận báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa 13.
Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 14, Quốc hội sẽ xem xét, thảo luận báo cáo về tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước sáu tháng đầu năm và các biện pháp thực hiện nhiệm vụ sáu tháng cuối năm 2016. Xem xét báo cáo kết quả công tác bầu cử đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ khóa 14 và đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016-2021.
Tại kỳ họp thứ hai, xem xét, thảo luận báo cáo của Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm 2016-2021; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2016. Xem xét, thảo luận báo cáo công tác của Chính phủ, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước và các báo cáo khác của các cơ quan hữu quan theo quy định của pháp luật. Xem xét, thảo luận báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa 13 và kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 14. Tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Cũng tại kỳ họp thứ hai này, Quốc hội sẽ tập trung giám sát chuyên đề Việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (giai đoạn 2010-2015) gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Nghị quyết cũng quy định, căn cứ vào chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội xây dựng, triển khai thực hiện chương trình hoạt động giám sát của mình và tổ chức hoạt động giải trình tại Hội đồng, Ủy ban; các đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội căn cứ điều kiện và tình hình thực tế, chủ động lựa chọn nội dung để xây dựng chương trình, phối hợp và tiến hành hoạt động giám sát, báo cáo kết quả theo quy định của pháp luật.
Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức thực hiện Nghị quyết về chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2016. Các cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương có liên quan có trách nhiệm hợp tác chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội trong hoạt động giám sát; báo cáo và cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác những thông tin, tài liệu cần thiết có liên quan đến nội dung giám sát theo yêu cầu của cơ quan tiến hành giám sát. Các cơ quan chịu sự giám sát thực hiện đầy đủ, kịp thời, nghiêm túc những kiến nghị sau giám sát và báo cáo kết quả thực hiện đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
(HBĐT) - Sáng ngày 17/6, đồng chí Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh đã làm việc với đại diện của 10 doanh nghiệp đang đầu tư và hoạt động sản xuất - kinh doanh tại KCN Lương Sơn. Cùng dự có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành chức năng, huyện Lương Sơn và Công ty CP BĐS An Thịnh.
(HBĐT) - Vóc người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, hoạt bát, đôi mắt đen láy, tinh anh... là những ấn tượng đầu tiên của chúng tôi về Nguyễn Thảo Linh, liên đội trưởng tài năng trường THCS Hữu Nghị (TPHB). Tuy mới là học sinh lớp 7 nhưng những thành tích mà Linh đạt được rất đáng nể. 7 năm liền là học sinh giỏi; cấp tiểu học đạt giải nhì môn tiếng Việt cấp thành phố, giải ba cấp tỉnh; cấp THCS đạt giải nhất học sinh giỏi môn văn cấp trường, đạt điểm trung bình tổng kết các môn trên 8,5... Bên cạnh đó là nhiều giải thưởng về văn nghệ, ngoại khóa.
Trong quá trình hoạt động cách mạng của mình, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sớm nhận ra báo chí là vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng, văn hóa. Bởi thế, Người đã sáng lập ra tờ báo đầu tiên của cách mạng Việt Nam - Báo Thanh niên. Ngày 21/6/1925, Người cho xuất bản số đầu tiên của Báo Thanh niên, cơ quan ngôn luận của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Vì thế, ngày 21/6 được lấy là Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam.
Nhân dịp kỷ niệm 90 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21-6, bên lề hội trường Quốc hội, Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông Nguyễn Bắc Son cùng nhiều đại biểu đã bày tỏ những suy nghĩ của mình về báo chí.
(HBĐT) - Bước vào năm 2015, năm diễn ra Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu (ĐHĐB) toàn quốc lần thứ XII của Đảng, là Đảng bộ được lựa chọn tổ Đại hội điểm của tỉnh, ngay từ đầu năm, cấp uỷ và UBKT các cấp thuộc Huyện uỷ Mai Châu đã tăng cường công tác KTGS thường xuyên và chuyên đề đối với các tổ chức Đảng và đảng viên nhằm kịp thời ngăn ngừa, giảm tỷ lệ tổ chức Đảng và đảng viên vi phạm, góp phần chuẩn bị chu đáo nguồn nhân sự Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015-2020, nhất là ĐHĐB Đảng bộ huyện lần thứ XXV.
(HBĐT) - Ngày 16/6, UBND huyện Đà Bắc tổ chức buổi gặp mặt với các đội viên Đề án 500 trong dịp đi thực tế tại các xã của huyện. Đây là các trí thức trẻ tình nguyện đã được tuyển chọn trong khuôn khổ thực hiện “Đề án thí điểm tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013 – 2020” (gọi tắt là Đề án 500) theo Quyết định số 1758/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.