Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “một cửa” của UBND huyện Lương Sơn tận tình phục vụ người dân.

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “một cửa” của UBND huyện Lương Sơn tận tình phục vụ người dân.

(HBĐT) - Trong những năm qua, công tác CCHC đã được UBND tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác chỉ đạo, điều hành nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước, hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển KT-XH của tỉnh.

 

Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính phủ, nhiều văn bản chỉ đạo về CCHC của UBND, Chủ tịch UBND tỉnh đã được các cấp, ngành triển khai thực hiện có hiệu quả, tạo được sự chuyển biến tích cực. Từ năm 2011 đến nay, tỉnh đã ban hành 154 văn bản quy phạm pháp luật, tăng cường kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật. Chủ tịch UBND tỉnh đã quyết định công bố ban hành mới 1.196 thủ tục hành chính (TTHC); sửa đổi, bổ sung 227 TTHC; hủy bỏ và bãi bỏ 159 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, xã; 1.360 TTHC được công khai trên Cổng Thông tin điện tử của tỉnh, đạt tỷ lệ 80,3%. Cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” tiếp tục được duy trì tại 16/20 sở, ngành; 11 đơn vị cấp huyện và 210 đơn vị cấp xã.

 

Nhìn chung việc thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” đã thay đổi được phương thức giải quyết công việc của các cơ quan, đơn vị, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi đến giao dịch. Những năm gần đây, thời gian giải quyết TTHC của các cơ quan, đơn vị đã được rút ngắn so với những năm trước; tổ chức, cá nhân không phải đi lại nhiều lần để giải quyết TTHC. Những lĩnh vực thường xuyên giải quyết đảm bảo thời gian quy định như: Cấp giấy phép đăng ký kinh doanh; cấp giấy phép đủ điều kiện hành nghề; cấp giấy phép quảng cáo, biểu diễn; chứng thực, hộ tịch...

 

Các nội dung CCHC  như: Cải cách bộ máy; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CB-CC-VC; hiện đại hóa nền hành chính; cải cách tài chính công đều thu được những kết quả khả quan. Cơ chế, chính sách của tỉnh được ban hành đảm bảo đúng quy định của pháp luật, phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh, tập trung vào các lĩnh vực trọng điểm. Việc rà soát, ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc bãi bỏ các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết đã được các cấp,  ngành quan tâm triển khai thực hiện. Hầu hết các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện và tổ chức trực thuộc đều được quy định đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, đảm bảo hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Công tác thi nâng ngạch và tuyển chọn chức danh lãnh đạo, quản lý được đổi mới theo nguyên tắc cạnh tranh; việc xây dựng kế hoạch biên chế; quy trình tuyển dụng, sử dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, tiếp nhận, điều động, đào tạo, bồi dưỡng CC-VC đã được các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện nghiêm túc, công khai, dân chủ, đảm bảo đúng các quy định của pháp luật. Kỷ luật, kỷ cương hành chính được tăng cường; chất lượng đội ngũ CB-CC-VC của tỉnh không ngừng được nâng cao. Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp đã tạo được sự chủ động cho các cơ quan, đơn vị trong việc sử dụng biên chế và kinh phí được giao. CNTT tiếp tục được ứng dụng rộng rãi; hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO thường xuyên được duy trì và cải tiến...

 

Theo đánh giá của Bộ Nội vụ, Chỉ số PAR INDEX (chỉ số CCHC) năm 2012 của tỉnh đứng 56/63 tỉnh, thành phố. Năm 2014, công tác CCHC của tỉnh đã có sự chuyển biến tích cực, chỉ số PAR INDEX đứng 30/63 tỉnh, thành phố, tăng 26 bậc so với năm 2012, đứng ở nhóm khá so với toàn quốc.

 

 

 

                                                                                           P.V

 

 

 

 

Các tin khác


Huyện Lạc Thủy: Gắn lý luận với thực tiễn trong phát triển kinh tế - xã hội

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 9/10/2014 của Bộ Chính trị khóa XI về "Công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030” trên địa bàn huyện Lạc Thủy, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã vận dụng có hiệu quả lý luận vào thực tiễn trên tất cả các lĩnh vực: xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, giữ vững quốc phòng - an ninh.

Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” tại Hòa Bình

Sáng 24/4, tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình Thủy điện Hòa Bình, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Hội LHTN tỉnh Hòa Bình tổ chức Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Ban chấp hành T.Ư Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam; Nguyễn Kim Quy, Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHTN Việt Nam; lãnh đạo các ban, văn phòng, đơn vị trực thuộc T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam và lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các tỉnh: Hòa Bình, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nam...

Báo Lạng Sơn kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên

Ngày 24/4, Báo Lạng Sơn tổ chức kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên (1/5/1964 - 1/5/2024). Dự lễ kỷ niệm có các đồng chí: Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn; lãnh đạo các sở, ngành tỉnh; các cơ quan thông tấn, báo chí T.Ư và 17 Báo Đảng địa phương...

Sẵn sàng tổ chức đại hội Mặt trận Tổ quốc cấp huyện

Đến thời điểm này, các xã, phường, thị trấn trong tỉnh cơ bản hoàn thành tổ chức Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam cấp xã, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Công tác tổ chức đại hội tại các xã, phường, thị trấn đều trang trọng, đảm bảo nguyên tắc dân chủ, đạt yêu cầu về nội dung, chương trình, kế hoạch, đúng điều lệ, quy định, hướng dẫn. Sau thành công của Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam cấp cơ sở, các địa phương quyết tâm tổ chức thành công Đại hội MTTQ Việt Nam cấp huyện theo đúng kế hoạch đề ra.

Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Trong những năm qua, người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh đã phát huy vai trò nòng cốt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua đó góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội trong cộng đồng.

Tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần cải cách hành chính

Theo báo cáo kết quả Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2023) của Bộ Nội vụ công bố mới đây, tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần xếp hạng Chỉ số CCHC các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục