Ảnh: TRẦN HẢI.

Ảnh: TRẦN HẢI.

“Kết quả công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) thời gian qua đã có tác dụng phòng ngừa, răn đe nhất định đối với tệ tham nhũng. Tuy nhiên, tình hình tham nhũng vẫn diễn ra phức tạp; tình trạng nhũng nhiễu trong khu vực công còn nhiều, biểu hiện qua nạn hối lộ, lót tay, chạy chọt khi giao dịch với các cơ quan công quyền”.

 

Đó là đánh giá về công tác PCNT trong Báo cáo về công tác PCTN năm 2015 do Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh trình bày trước Quốc hội, sáng 28-10.

Công tác phát hiện tham nhũng vẫn là khâu yếu

Theo đánh giá của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, trong năm 2015, tình hình tham nhũng vẫn phức tạp, nghiêm trọng, diễn ra ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhất là trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, quản lý, sử dụng đất đai, quản lý khai thác tài nguyên, khoáng sản, dịch vụ và đầu tư công, nhưng số lượng các vụ án tham nhũng, kể cả các vụ án tham nhũng lớn được phát hiện, điều tra, xử lý lại giảm cần phải được đánh giá một cách thật khách quan.

Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho biết, đã xuất hiện tình trạng tham nhũng có tính lợi ích nhóm trong một số lĩnh vực. Qua kết quả phát hiện, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng cho thấy tính chất tham nhũng ngày càng phức tạp, thủ đoạn tinh vi hơn, phạm vi, tính có tổ chức của các vụ việc, vụ án tham nhũng rõ nét hơn. Một số vụ án tham nhũng gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thất thoát lớn tài sản của Nhà nước. Một số vụ tham nhũng có yếu tố nước ngoài, phần nào ảnh hưởng đến nhìn nhận của quốc tế về tình hình tham nhũng ở Việt Nam.

“Tham nhũng vẫn là một trong những vấn đề bức xúc của xã hội hiện nay, là một nguy cơ gây mất ổn định chính trị, xã hội” - ông Huỳnh Phong Tranh thừa nhận.

Trong thời gian qua, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, Chính phủ, các cơ quan tư pháp đã tăng cường chỉ đạo công tác phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng, xử lý dứt điểm một số vụ án tham nhũng trọng điểm, phức tạp; một số vụ án tham nhũng lớn được phát hiện và xử lý đã thể hiện sự quyết liệt, nghiêm minh trong xử lý tội phạm về tham nhũng, được dư luận đồng tình, góp phần củng cố niềm tin trong cán bộ, công chức và nhân dân.

Tuy nhiên, theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Văn Hiện, “công tác phát hiện tham nhũng vẫn là khâu yếu đã kéo dài nhiều năm, nhưng cho đến nay vẫn chưa có chuyển biến đáng kể. Việc phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng năm 2015 đều giảm so với cùng kỳ năm 2014. Vẫn còn một số vụ án xử lý kéo dài, vi phạm thời hạn tố tụng, việc xem xét, xử lý hành vi tham nhũng trong một số trường hợp chưa nghiêm, nặng về xử lý kỷ luật hành chính. Việc thu hồi tài sản tham nhũng vẫn thấp”.

Nhiều biện pháp phòng ngừa tham nhũng vẫn đạt hiệu quả thấp, nhất là các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, trả lương qua tài khoản, chuyển đổi vị trí công tác, xử lý trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra tham nhũng, nộp lại quà tặng…

Kỷ cương quản lý nhà nước còn buông lỏng

Tán thành với nhiều nguyên nhân được nêu trong Báo cáo của Chính phủ về kết quả cũng như những hạn chế, yếu kém trong công tác PCTN, tuy nhiên, Ủy ban Tư pháp chỉ ra, một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là kỷ-cương-quản-lý-nhà-nước trên mộtsố lĩnh vực còn buông lỏng; cơ chế kiểm soát thực thi quyền lực qua công tác kiểm tra, thanh tra, điều tra, kiểm sát hiệu quả chưa cao, chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ.

Ngoài ra, số cán bộ, công chức, viên chức thoái hóa, biến chất, tiêu cực, tham nhũng vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu để thanh lọc, loại bỏ hoặc trừng trị nghiêm khắc, tình trạng suy thoái đạo đức của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức vẫn diễn ra, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo; bệnh quan liêu, thành tích vẫn nặng nề. Công tác trinh sát điều tra, nghiệp vụ cơ bản và phòng ngừa nghiệp vụ chưa được tăng cường đúng mức. Công tác tự thanh tra, kiểm tra tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị có nơi còn buông lỏng, có biểu hiện khép kín xử lý nội bộ; chế độ trách nhiệm, chế độ công vụ đối với mỗi vị trí công tác chưa thật rõ ràng, cụ thể, nhất là ở những khâu, quy trình thủ tục liên quan tới công việc của người dân, doanh nghiệp….

Những nguyên nhân trên đây, theo ông Nguyễn Văn Hiện thì “cần được đánh giá làm rõ, nhất là về trách nhiệm chủ quan để tìm ra giải pháp khắc phục phù hợp, có hiệu quả trong thời gian tới”.

“Bên cạnh các giải pháp có tính chất phòng ngừa thì Chính phủ cùng Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cần tập trung hơn nữa các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng, xử lý thật nghiêm minh mọi hành vi tham nhũng, phúc đáp yêu cầu nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước ta đã xác định” - ông Nguyễn Văn Hiện nhấn mạnh.

Để công tác phòng chống tham nhũng được hiệu quả

Đấu tranh PCTN là công việc rất quan trọng, nhưng cũng cực kỳ khó khăn, phức tạp; nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm quyết liệt hơn nữa, với quyết tâm và nỗ lực cao hơn nữa. Và để công tác PCNT thời gian tới có hiệu quả hơn, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho biết, “năm 2016 Chính phủ tiếp tục xác định PCTN là nhiệm vụ trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành và tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ”.

Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét sửa đổi, làm rõ hơn hành vi và bổ sung các tội danh về tham nhũng, chức vụ bảo đảm sự thống nhất giữa Bộ luật Hình sự với Luật PCTN (trong đó có việc nội luật hóa những quy định của Công ước Liên hợp quốc về Chống tham nhũng phù hợp với điều kiện Việt Nam); quy định hình phạt thật nghiêm để nhằm trừng phạt, răn đe, ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng.

Cùng với đó, đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội, các Ủy ban của Quốc hội và các vị Đại biểu Quốc hội, các cơ quan thông tin báo chí và nhân dân tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ và chính quyền các cấp tham gia tích cực vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, giám sát, kiểm soát việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, đảng viên, công chức nhằm ngăn ngừa tham nhũng; có hình thức, cách làm phù hợp để mở rộng phạm vi tham gia của các tổ chức xã hội và mỗi công dân trong công tác PCTN nhằm tăng cường sự giám sát của nhân dân đối với việc thực thi quyền lực nhà nước.

Đề nghị các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội tiến hành tham gia tổng kết 10 năm thực hiện Luật PCTN bảo đảm sát thực tiễn, tìm ra đúng nguyên nhân, hạn chế, yếu kém phục vụ cho Đảng, Nhà nước đề ra chủ trương, chính sách phù hợp để tiến tới sửa đổi toàn diện Luật PCTN nhằm đáp ứng yêu cầu của Hiến pháp năm 2013, Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng và tình hình thực tiễn, tạo sự chuyển biến tích cực, căn bản để thực hiện thành công mục tiêu của công tác PCTN đã được đề ra trong Nghị quyết Trung ương 3, Khoá X và Chiến lược quốc gia PCTN đến năm 2020.

Hoạt động của các đơn vị chuyên trách chống tham nhũng:

- Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) đã tăng cường thực hiện chức năng giúp Tổng Thanh tra Chính phủ quản lý nhà nước trong PCTN; hoàn thành nhiều nhiệm vụ về xây dựng thể chế; sơ kết 2 năm thực hiện Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 06/12/2012 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện công tác PCTN, lãng phí; triển khai tổng kết 10 năm thực hiện Luật PCTN…; chủ trì tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN đối với một số bộ, ngành, địa phương, cơ quan, qua đó góp phần thúc đẩy việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN.

- Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng (C48) đã hợp nhất với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (C46) thành Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46) trực thuộc Tổng cục Cảnh sát. C46 đã thụ lý điều tra 23 vụ, 81 bị can; trong đó khởi tố mới 07 vụ, 14 bị can; tài sản thiệt hại khoảng 268,2 tỷ đồng, đã thu hồi trên 43,9 tỷ đồng; điều tra bổ sung 03 vụ, 21 bị can; phục hồi điều tra 01 vụ, 03 bị can; điều tra lại 03 vụ, 08 bị can. Kết luận điều tra và kết luận điều tra bổ sung 12 vụ, 50 bị can; chuyển Công an địa phương 01 vụ; tạm đình chỉ điều tra 02 vụ, 05 bị can; hiện đang điều tra 08 vụ, 26 bị can. Tiếp nhận, xử lý 98 đơn, thư tố cáo về tham nhũng.

- Vụ Thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra án tham nhũng, chức vụ (Vụ 5, Viện kiểm sát nhân dân tối cao) tiếp tục đẩy mạnh nhiệm vụ kiểm sát điều tra, truy tố tội phạm tham nhũng. Tỷ lệ giải quyết án ở cơ quan điều tra đạt 45,8%; giải quyết án ở Viện Kiểm sát tối cao đạt 64,3%; giải quyết án do Viện kiểm sát tối cao truy tố, ủy quyền Viện kiểm sát địa phương thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử đạt 46,2%. Các vụ án còn lại đang tiếp tục giải quyết.

Các tổ chức quốc tế đã đánh giá cao quyết tâm chính trị và các giải pháp PCTN của Việt Nam:

- Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2015-2016 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) xếp Việt Nam ở vị trí thứ 56/140 quốc gia (tăng 12 bậc so với báo cáo cùng kỳ);

- Việt Nam là quốc gia tăng bậc mạnh nhất so với một năm trước trên bảng xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế thế giới;

- Ngân hàng Thế giới xếp hạng Việt Nam hiện giữ vị trí thứ 99/189 quốc gia và vùng lãnh thổ về môi trường kinh doanh (tăng 5 hạng so với năm 2006).

- Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng (CPI) của Tổ chức Minh bạch Quốc tế công bố tháng 12/2014, Việt Nam đạt 31/100 điểm. So với năm 2010 đã tăng 0,4 điểm, gấp đôi mức tăng trong giai đoạn 10 năm từ 2000-2010.


                                                                          Theo Báo ND

 

 

Các tin khác


Đại hội thi đua yêu nước "Cựu chiến binh gương mẫu" huyện Kim Bôi lần thứ VII

Ngày 26/4, Hội Cựu chiến binh huyện Kim Bôi tổ chức Đại hội thi đua yêu nước "Cựu chiến binh gương mẫu" lần thứ VII, giai đoạn 2019 - 2024.

Phát huy mạnh mẽ vai trò của các tầng lớp nhân dân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 26/4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội thảo khoa học "Phát huy vai trò của các tầng lớp nhân dân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng (BVNTTT) của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay”.

Thông tin kỳ họp lần thứ 26 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy

Ngày 26/4, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy tiến hành kỳ họp lần thứ 26, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy chủ trì kỳ họp. Tại kỳ họp, UBKT Tỉnh ủy đã xem xét, kết luận các nội dung:

Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Tân Lạc lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Trong 2 ngày 25 - 26/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Tân Lạc tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 – 2029. Đây là đơn vị được Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chọn tổ chức Đại hội điểm cấp huyện. Đồng chí Bùi Tiến Lực, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vân Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh dự và chỉ đạo Đại hội.

Trung ương Đoàn triển khai quyết định về công tác cán bộ tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình

Sáng 26/4, tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình, T.Ư Đoàn tổ chức hội nghị triển khai công tác cán bộ. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Thường trực BCH T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy…

Huyện Kim Bôi gặp mặt chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng 25/4, huyện Kim Bôi tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục