Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh, đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu tại hội trường.

Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh, đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu tại hội trường.

(HBĐT) - Chiều 10/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai tại các nông trường, lâm trường quốc doanh, giai đoạn 2004-2014. Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh, đoàn ĐBQH tỉnh đã có ý kiến phát biểu. Báo Hòa Bình điện tử lược đăng như sau:

 

Đầu tiên phải khẳng định rằng không thể phủ nhận vai trò tích cực của các nông, lâm trường trong hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành. Tạo nên diện mạo trong thời kỳ chúng ta tập trung nguồn lực để xây dựng xã hội chủ nghĩa. Trong giai đoạn đổi mới kể từ khi có Nghị quyết 28 của Bộ Chính trị, các Nghị định 170 và Nghị định 200. Việc đổi mới nông, lâm trường đã được tiến hành đúng lộ trình. Đã xuất hiện nhiều nông, lâm trường chuyển sang thành công ty nông, lâm nghiệp hoạt động khá hiệu quả, đóng góp rất lớn vào nền kinh tế. 

Trong 10 năm qua, các nông, lâm trường tồn tại và phát triển trong điều kiện kinh tế thị trường như ngày nay cũng là sự nỗ lực cố gắng rất lớn. Cái này tôi hoàn toàn đồng tình với báo cáo đánh giá đã nêu. Tuy nhiên, cũng như các quý vị đã phát biểu trước về những hạn chế yếu kém trong việc chúng ta quản lý đất nông, lâm trường rất rõ.  

Về nguyên nhân của những hạn chế. Tôi đồng tình với rất nhiều ý kiến đã nêu. Tôi nhóm lại có các nguyên nhân sau: 

Thứ nhất là thể chế pháp luật của chúng ta ban hành không kịp thời, không theo kịp tinh thần của Nghị quyết 28 của Bộ chính trị về đổi mới nông, lâm trường, cho tới nay chúng ta vẫn đang tiếp tục hoàn thiện pháp luật nên vì vậy dẫn tới việc quản lý là rất khó khăn. 

Thứ hai là trách nhiệm quản lý của các cơ quan chuyên môn về đất đai của chính quyền các cấp cũng chưa thật tốt. Chính vì vậy có rất nhiều địa phương khi đến giám sát thì địa phương không biết nông, lâm trường vì nó là của Bộ Nông nghiệp, Bộ Quốc phòng, của cơ quan trung ương mà địa phương không quản lý. Như vậy, lỗ hổng về trách nhiệm trong quản lý đất đai của địa phương hầu như chưa được quan tâm. 

Thứ ba là trách nhiệm của các nông, lâm trường. Khi chuyển đổi chúng ta biến các nông, lâm trường trở thành công ty nhưng lâm vào tình trạng, không vốn, không phương án sản xuất kinh doanh, không có năng lực quản trị mà quản lý một lượng đất rất lớn nên họ làm ăn không hiệu quả, thất thoát và lãng phí.  

Tôi đồng tình với Quốc hội và Chính phủ là tiếp tục triển khai thật quyết liệt Nghị quyết 30 của Bộ chính trị và Nghị định 118 năm 2014 của Chính phủ. Chúng ta đang làm tốt theo lộ trình. Tuy nhiên, cần lưu ý mấy điểm như sau: 

Chính sách về đất đai, khi rà soát, lập kế hoạch, quy hoạch về sử dụng đất cần phải quan tâm đến lợi ích của người dân đó là các nông trường, lâm trường viên và gia đình của họ, người dân ở địa phương đang thực hiện chính sách về nhận khoán đất để đảm bảo người dân có cuộc sống ổn định, không tạo được những bức xúc mới, nhiều đồng chí nói đề nghị kiên quyết thu hồi, chúng tôi cho rất khó. Bây giờ người ta ở thành làng, thành bản, ở thành đội, thành tổ dân cư, đâu có chuyện dễ dàng có thể thu hồi lại và đưa dân đi đâu. 

Tháo gỡ khó khăn cho các địa phương khi tiếp nhận lại đất đai để quản lý là phải có nguồn lực để đo đạc kiểm đếm để thực hiện cho tốt. 

Nhân dân các địa phương kiến nghị cần miễn giảm tiền sử dụng đất cho các hộ là nông trường viên được nông trường giao đất ở, đất sản xuất từ những năm 1993 trở về trước hiện sử dụng ổn định và phù hợp với quy hoạch, với lý do là các nông, lâm trường viên này họ lên khai phá đất từ những năm 1950 - 1960, họ là thanh niên xung phong, là cựu chiến sỹ Điện Biên giải phóng theo lời Đảng gọi đi xây dựng Tổ quốc ở vùng rừng thiêng nước độc, xây dựng nên các nông, lâm trường vang bóng một thời, nay lại phải nộp tiền sử dụng đất. Còn các đối tượng khác trừ người dân địa phương khi được giao đất lại không phải nộp tiền sử dụng đất. Vấn đề này cần phải được quan tâm. 

Cần đẩy nhanh về tái cơ cấu và đổi mới các nông, lâm trường, các công ty nông, lâm nghiệp quốc doanh để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất. Song, cần lưu ý cổ phần hóa hoặc thoái vốn nhà nước tại các nông, lâm trường, các công ty nông, lâm nghiệp quốc doanh phải đánh giá thận trọng về quyền sử dụng đất, về tài sản trên đất, tránh thất thoát tài sản và đất đai của nhà nước, cần hình thành cơ chế đấu thầu, đấu giá quyền thuê đất của các công ty nông, lâm nghiệp sau chuyển đổi để đảm bảo chúng ta lựa chọn được nhà đầu tư, nhà thuê đất có đủ năng lực quản trị, đủ năng lực về tài chính và có phương án sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn hiệu quả thì chắc chắn việc chúng ta chuyển đổi mô hình tổ chức và quản lý nông, lâm trường, nông, lâm nghiệp và sử dụng đất sẽ có hiệu quả hơn.

 

 

 

                                                   Minh Hiếu

                          Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh (TH)

 

                

Các tin khác


Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Chuyển động trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Trong đó đặc biệt quan tâm công tác cán bộ, lấy sản phẩm để đánh giá năng lực cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhờ vậy đã tạo nên sự chuyển động của bộ máy cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Nhịp sống mới ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng

Đà Bắc là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, với nhiều chiến công trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Nhiều năm qua, đất và người Đà Bắc luôn nỗ lực vượt lên khó khăn, xây dựng quê hương ngày càng no ấm, hạnh phúc.

Xã Đồng Tâm thiết thực học tập và làm theo Bác

Sau 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về "đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) trong học tập và làm theo Bác.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục