)HBĐT) - Qua trận mưa lũ lịch sử tháng 9/2015 và tháng 5/2016, sông Bùi tiếp tục xảy ra tình trạng ngập úng cục bộ, gây sạt lở một số đoạn, đe doạ và ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, tài sản của nhân dân dọc tuyến sông.
Từ thực trạng này, UBND huyện Lương Sơn đã báo cáo Sở NN&PTNT xem xét trình UBND tỉnh công bố tình trạng khẩn cấp đối với tuyến sông Bùi - đoạn qua thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn). Trên cơ sở đó có giải pháp lâu dài để xử lý gắn với định hướng phát triển của địa phương. UBND huyện Lương Sơn cũng đề nghị UBND tỉnh đồng ý chủ trương đầu tư, báo cáo Bộ KH& ĐT hỗ trợ kinh phí lập dự án đầu tư xây dựng mới công trình kè sông Bùi - đoạn qua thị trấn Lương Sơn với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 350 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách T.ư và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Theo đó, đoàn công tác của Sở NN&PTNT cùng lãnh đạo huyện Lương Sơn, Ban quản lý các công trình xây dựng cơ bản huyện, Phòng NN&PTNT huyện đã đi kiểm tra thực tế các điểm sạt lở, các điểm có nguy cơ sạt lở đe dọa và ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, tài sản của nhân dân.
Qua kiểm tra thực tế và phân tích tình hình cho thấy: nguyên nhân của hiện tượng sạt lở sông Bùi là do ảnh hưởng của biến đổi lòng sông và dòng chảy, ảnh hưởng do điều kiện địa chất, tác động của con người và biến đổi khí hậu. Hàng năm, vào mùa mưu lũ, nước lớn từ thượng lưu đổ về làm mực nước dâng cao, chảy xiết gây ngập úng, gây thiệt hại lớn. Trong năm 2015, mưa lũ đổ về sông Bùi đã làm 1 người chết, 1 người mất tích, thiệt hại hơn 100 tỷ đồng. Huyện phải di dời hơn 200 hộ dân với 1.200 nhân khẩu ra khỏi vùng ngập lụt.
Tại buổi kiểm tra, lãnh đạo Sở NN&PTNT khẳng định: Sông Bùi có vị trí đặc biệt quan trọng đối với huyện Lương Sơn nói chung và khu vục thị trấn Lương Sơn, các xã Tân Vinh, Trường Sơn, Nhuận Trạch nói riêng. Ngoài việc cung cấp nước sinh hoạt, nước tưới cho các xã và thị trấn, sông Bùi còn điều tiết, điều hoà sinh thái cho khu vực cũng như góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp từ các khu đất bồi, phù sa dọc hai bên bờ sông. Quy hoạch hai bên bờ sông Bùi chính là điểm nhấn để thị trấn Lương Sơn trở thành đô thị loại IV. Do đó, việc kiến nghị, đề xuất xây dựng mới công trình kè sông Bùi - đoạn qua thị trấn Lương Sơn không chỉ giải quyết việc đe dọa và ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, tài sản của nhân dân mà còn là cơ sở định hướng phát triển bền vững cho huyện Lương Sơn trong các giai đoạn tiếp theo. Vì vậy, Sở NN&PTNT sẽ tham mưu, đề xuất với cấp trên sớm triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới công trình kè sông Bùi.
Trần Trang (Đài Lương Sơn)
(HBĐT) - Năm 2016, từ nguồn vốn đầu tư thực hiện chương trình xây dựng NTM, huyện Lạc Thủy được phân bổ 3.570 triệu đồng để thực hiện chương trình.
(HBĐT) - Theo báo cáo của BCĐ 800 huyện Lương Sơn, trong 6 tháng đầu năm, tổng vốn huy động xây dựng NTM trên địa bàn huyện đạt 27.144 triệu đồng.
(HBĐT) - Vụ xuân năm nay, Sở NN&PTNT chỉ đạo Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản phối hợp với Công ty CP Đầu tư thương mại Đại Dương thực hiện mô hình trình diễn 3 giống lúa mới: Đại dương 1, Đại dương 8, ĐD2. Mô hình nhằm đánh giá tiềm năng và khả năng thích ứng của các giống lúa này đối với điều kiện sinh thái của tỉnh, từ đó tìm ra các giống lúa mới có nhiều ưu điểm vượt trội để bổ sung vào cơ cấu giống lúa, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại địa phương. Xóm Đồi, xã Hạ Bì (Kim Bôi) được lựa chọn là địa điểm thực hiện mô hình.
(HBĐT) - Trong những năm qua, nhân dân xã An Bình (Lạc Thủy) tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng nhiều mô hình trang trại có hiệu quả, từng bước cải thiện cuộc sống. Trong đó phải kể đến mô hình chăn nuôi dê được nhân dân ưa chuộng bởi dễ nuôi, không tốn kém chi phí ban đầu và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
(HBĐT) - 6 tháng đầu năm nay, Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh đã mở 8 lớp dạy nghề cho lao động nông thôn với 270 học viên về các nghề nuôi gà, lợn hữu cơ, trồng cây có múi, thêu thổ cẩm... Kết thúc khoá học, tỷ lệ lao động có việc làm đạt 83%, trong đó có việc làm tại chỗ 62%, 21% lao động được tuyển dụng vào các doanh nghiệp tại địa phương.
(HBĐT) - Ngay từ những tháng đầu năm 2016, trên địa bàn huyện Đà Bắc liên tục xảy ra tình trạng thời tiết xấu. Vào đầu vụ chiêm - xuân, hạn hán xảy ra nghiêm trọng. Trước đó, các đợt giá rét khiến cho chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp và đời sống của bà con hết sức khó khăn. Tuy nhiên, với những nỗ lực của các cấp chính quyền, nhân dân trên địa bàn, sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi..., trên dịa bàn vẫn đạt được kết quả nhất định.