Gia đình anh Bùi Văn Tuyển, xóm Bào, xã Thanh Hối (Tân Lạc)  mỗi năm nuôi 3 lứa lợn, mỗi lứa từ 25 - 30 con,  thu nhập trung bình 110 triệu đồng/năm.

Gia đình anh Bùi Văn Tuyển, xóm Bào, xã Thanh Hối (Tân Lạc) mỗi năm nuôi 3 lứa lợn, mỗi lứa từ 25 - 30 con, thu nhập trung bình 110 triệu đồng/năm.

(HBĐT) - Những năm qua, xã Thanh Hối (Tân Lạc) đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình. Trong đó, tập trung phát triển chăn nuôi gia súc và trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập, giúp người nông dân vươn lên làm giàu.

 

Xã Thanh Hối có 1.580 hộ với 6.476 nhân khẩu. Đời sống của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với 1.885 ha đất sản xuất, trong đó, diện tích lúa khoảng 390 ha, sản lượng đạt 1.518,34 tấn; 35 ha ngô, sản lượng đạt 98 tấn và sắn 130,2 ha, sản lượng đạt 1.216,8 tấn. Ngoài ra, xã còn khoảng 186,62 ha bưởi đang trong thời kỳ kiến thiết. Để giúp nhân dân nâng cao mức sống, chính quyền xã đã vận động người dân thay đổi tập quán canh tác, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đưa giống cây trồng mới có năng suất, giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Đồng thời, phối hợp với Trạm KN-KL tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất cho nông dân.

 

Bên cạnh trồng trọt, các hộ trong xã còn tập trung phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm với 1.216 con trâu, 406 con bò, 215 con dê, gần 4.112 con lợn và trên 59.390 con gia cầm các loại. Để duy trì và phát triển bền vững đàn gia súc, hàng năm, xã vận động nhân dân đầu tư phát triển chăn nuôi gắn với giữ gìn vệ sinh môi trường. Hầu như các hộ nuôi lợn đều xây dựng hầm khí biogas. Nguồn thu từ chăn nuôi đã góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình. Điển hình trong phát triển kinh tế phải kể đến hộ các ông: Bùi Văn Tơ, Bùi Văn Định, Bùi Văn Phan, Cao Viết Tuấn, Bùi Văn Chung, Bùi Văn Bảy...

 

Tại xã Thanh Hối, cây bưởi đem lại hiệu quả kinh tế cao với hơn 50 ha đã cho thu hoạch góp phần làm thay đổi cuộc sống của các hộ dân. Bưởi được trồng nhiều ở xóm Tân Hương, hầu hết các hộ trong xóm đều trồng bưởi. Giá bưởi đỏ dao động từ 17.000 - 25.000 đồng/quả, bưởi da xanh từ 40.000 - 45.000 đồng/kg nên nhiều gia đình có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

 

Bên cạnh đó, một số hộ dân còn phát triển ngành nghề kinh doanh tổng hợp, trong đó, chủ yếu là kinh doanh hàng tạp hóa, hàng tiêu dùng, dịch vụ xay xát... tập trung ở khu vực trung tâm xã với mức thu nhập bình quân từ 100-120 triệu đồng/hộ/năm.

 

 Kinh tế hộ gia đình ở xã Thanh Hối hiện phát triển mạnh và có bước đột phá mới với những mô hình, hình thức đa dạng, phù hợp với điều kiện phát triển của xã đã đem lại lợi nhuận đáng kể, cải thiện rõ rệt đời sống cho người dân. Thông qua phát triển kinh tế hộ gia đình không chỉ giải quyết được việc làm tại chỗ, đem lại lợi ích cho gia đình, môi trường và ANTT mà giúp đời sống người dân được nâng lên đáng kể, bình quân thu nhập 19,5 triệu đồng/người/năm.

 

Từ kết quả kinh tế hộ gia đình mang lại đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn ở xã Thanh Hối. ông Bùi Văn Phon, Chủ tịch UBND xã chia sẻ: Thời gian tới, để khuyến khích các hộ dân trong xã tích cực phát triển kinh tế gia đình, xã sẽ đề xuất với huyện hỗ trợ về cây, con giống, đồng thời nắm bắt thị trường tìm đầu ra cho hàng hóa, từ đó giúp các hộ yên tâm phát triển sản xuất.

 

 

                                                 

                                                             Thu Thủy

 

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Từ nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH, người dân xã vùng cao Bắc Sơn, Tân Lạc đầu tư xây dựng các công trình nước sinh hoạt nâng cao chất lượng cuộc sống.
Quang cảnh hội nghị.

 Phúc Sạn (Mai Châu): Cá lồng chết do ảnh hưởng môi trường nuôi bất lợi

(HBĐT) - Hiện tượng cá chết hàng loạt đã xảy ra trong các ngày 4 – 8/7 trên địa bàn xã Phúc Sạn (Mai Châu) tại các hộ nuôi cá lồng vùng hồ thủy điện Hòa Bình. Theo thống kê xác minh có 16 hộ bị thiệt hại, số lượng cá chết gần 1,1 tấn, trong đó cá chiên hơn 1 tấn, cá trắm cỏ 30kg, cá bỗng (dầm xanh) 50kg. Tổng giá trị thiệt hại ước 365 triệu đồng, riêng cá chiên thiệt hại 351 triệu đồng.

Sử dụng giống ngắn ngày cho sản xuất vụ mùa năm 2016

(HBĐT) - So với các địa phương khác trong tỉnh, Lạc Thủy là huyện có tiến độ thu chiêm, làm mùa sớm và nhanh nhất. Thống kê sơ bộ đến đầu tháng 7, toàn huyện đã cơ bản hoàn tất khâu làm đất và gieo mạ. Một số địa bàn đã cấy trà lúa mùa sớm ngay trong tháng 6 để chủ động giải phóng đất cho sản xuất vụ đông.

Thực hiện tiêu chí thủy lợi trong xây dựng NTM còn nhiều khó khăn

(HBĐT) - Tiêu chí số 3 về thủy lợi trong xây dựng NTM được đánh giá là một trong những tiêu chí quan trọng, là đòn bẩy trong thực hiện các tiêu chí khác. Đây là tiêu chí khó bởi nhu cầu kinh phí đầu tư lớn, trong khi đó nguồn lực của tỉnh, huyện, xã hạn hẹp. Do đó các địa phương đã xác định đây là kế hoạch dài lâu đòi hỏi có lộ trình cho từng năm, từng giai đoạn, Nhà nước và nhân dân cùng làm.

Huyện Yên Thuỷ: Trên 80 tỷ đồng xây dựng NTM

(HBĐT) - Theo BCĐ 800 huyện Yên Thuỷ, tổng nguồn vốn huy động xây dựng NTM 6 tháng đầu năm của huyện 80,515 tỷ đồng, trong đó: vốn đầu tư phát triển 54,76 tỷ đồng; vốn sự nghiệp 6,35 tỷ đồng; vốn tín dụng 15,145 tỷ đồng; vốn huy động từ nhân dân đóng góp bằng ngày công, vật liệu 4,259 tỷ đồng.

Thực hiện 143 mô hình phát triển sản xuất

(HBĐT) - Việc phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân được xác định là mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng xuyên suốt trong quá trình triển khai Chương trình xây dựng NTM.

Huy động nguồn vốn trên 1.400 tỷ đồng xây dựng NTM

(HBĐT) - Theo BCĐ 800 tỉnh, năm 2016, tổng nguồn vốn huy động để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM của tỉnh ước khoảng 1.479,41 tỷ đồng, trong đó, ngân sách T.ư hỗ trợ 185,4 tỷ đồng; ngân sách tỉnh, huyện, xã 569,3 tỷ đồng; vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án cho các xã 388,95 tỷ đồng; huy động từ doanh nghiệp và tổ chức kinh tế 35,7 tỷ đồng; huy động đóng góp của cộng đồng dân cư 84,81 tỷ đồng; huy động từ nguồn khác 4,11 tỷ đồng; vốn tín dụng 211,15 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục