Từ nguồn vốn vay của NHCSXH huyện Cao Phong, nhiều hộ dân ở xóm Vỏ 1 xã Thu Phong tập trung đầu tư phát triển trồng cây có múi đem lại hiệu quả kinh tế cao .

Từ nguồn vốn vay của NHCSXH huyện Cao Phong, nhiều hộ dân ở xóm Vỏ 1 xã Thu Phong tập trung đầu tư phát triển trồng cây có múi đem lại hiệu quả kinh tế cao .

(HBĐT) - Ban Đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Cao phong vừa tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2016.

 

Thực hiện nhiệm vụ được giao, cũng như căn cứ vào nhu cầu vốn và tình hình thực tế tại địa phương, 6 tháng đầu năm 2016, NHCSXH huyện Cao Phong đã kịp thời phân giao, điều chỉnh linh hoạt chỉ tiêu kế hoạch tín dụng đến các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Trong 6 tháng đầu năm 2016, NHCSXH huyện Cao Phong đã thực hiện 7 đợt với số tiền 33,6 tỷ đồng. Trong đó, có 6 đợt bổ sung vốn với là 17,52 tỷ đồng. Phân bổ vốn vay cho đối tượng hộ nghèo là 5,8 tỷ đồng, hộ cận nghèo là 5 tỷ đồng, hộ mới thoát nghèo 3 tỷ đồng, Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn là 1,9 tỷ đồng, hộ sản xuất kinh doanh là 1,57 tỷ đồng, giải quyết việc làm là 250 triệu đồng. Cùng với đó, NHCSXH huyện đã chủ động tham mưu cho UBND huyện; tích cực phối hợp với phòng LĐTB và XH, phòng dân tộc huyện triển khai thực hiện việc rà soát, điều tra, lập danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo giai đoạn 2016 - 2020, hộ dân tộc thiểu số làm cơ sở để NHCSXH huyện cho vay kịp thời; kịp thời nắm bắt, chấn chỉnh những tồn tại, yếu kém; quan tâm củng cố nâng cao chất lượng tín dụng như xử lý nợ quá hạn, lãi tồn đọng, kiện toàn tổ tiết kiệm và vay vốn hoạt động yếu kém. Nhờ vậy trong 6 tháng đầu năm 2016, tổng doanh thu nợ của NHCSXH huyện cao Phong đạt trên 28,6 tỷ động, bằng 146% so với cùng kỳ năm 2015. Tổng doanh số cho vay đạt 43,4 tỷ đồng, bằng 107% so với cùng kỳ năm 2015 với 1.768 lượt khách hàng vay vốn. Trong đó, tập trung vào một số chương trình như hộ nghèo với số vốn cho vay đạt trên 17 tỷ đồng, nước sạch và vệ sinh môi trường đạt trên 4,1 tỷ đồng, hộ cận nghèo đạt trên 8,7 tỷ đồng, hộ sản xuất kinh doanh đạt gần 9 tỷ đồng, hộ mới thoát nghèo đạt trên 3 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho vay đạt 840 triệu đồng. Ngoài ra, tính đến hết tháng 6/2016 dư nợ nhận uỷ thác thực hiện là gần 197 tỷ đồng, chiếm 99,8% tổng dư nợ NHCSXH huyện. Trong đó, nợ quá hạn là 203,5 triệu đồng, bằng 0,1%.

 

Tại hội nghị, NCHCSXH huyện Cao Phong cũng đã thống nhất triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác những tháng cuối năm. Trong đó tập trung vào huy động nguồn vốn địa phương là trên 4,4 tỷ đồng; dư nợ các chương trình tín dụng đạt 100% kế hoạch cấp trên giao; tỷ lệ nợ quá hạn đạt dưới 0,12%; tỷ lệ thu lãi tiền vay đạt từ 98% số lãi phải thu; có trên 90% tổ tiết kiệm và vay vốn xếp loại tốt, khá và không có tổ yếu kém.

                                                                                                    

                                                              PV

 

 

  

Các tin khác

Toàn cảnh hội nghị tập huấn tuyên truyền về xây dựng NTM tại huyện Lương Sơn.
Hệ thống đường GTNT ở xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn)  được thực hiện theo quy hoạch đạt chuẩn NTM.
Thực hiện tiêu chí số 6, nhà văn hoá trung tâm xã Thanh Lương  (Lương Sơn) đang hoàn thiện theo kế hoạch.
Không có hình ảnh

Huyện Lạc Thủy: 100% xã đạt tiêu chí thu nhập

(HBĐT) - Trong 6 tháng đầu năm, huyện Lạc Thủy đã tổ chức 24 lớp tập huấn chuyển giao KH-KT với 1.135 lượt người tham gia. Từ các nguồn vốn lồng ghép và nhân dân đóng góp đã thực hiện 12 mô hình phát triển sản xuất, chủ yếu là các mô hình trình diễn khảo nghiệm các giống lúa, ngô mới trên địa bàn.

Cải tạo vườn tạp - cần tạo thành phong trào mạnh mẽ và rộng khắp

(HBĐT) - Theo thống kê của Sở NN&PTNT, toàn tỉnh hiện có 12.381 ha vườn tạp, cho thu nhập trung bình 10,8 triệu đồng/ha/năm. Trong khi đó, những diện tích vườn tạp đã được cải tạo (khoảng 6.349 ha) cho thu nhập trung bình 58 triệu đồng/ha/năm, thậm chí nhiều diện tích đã được chuyển đổi thành công mang lại thu nhập từ 400 - 600 triệu đồng/ ha/năm. Chỉ cần một so sánh đơn giản cũng có thể thấy giá trị kinh tế nổi bật mà việc cải tạo vườn tạp mang lại cho 1 hộ sản xuất nông nghiệp. Chưa kể đến những giá trị bền vững khác như nâng cao hiệu quả sử dụng đất, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung…

Thực hiện mục tiêu phát triển KT - XH, nâng cao đời sống cho người dân cho người dân

(HBĐT) - Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 của xã Thượng Bì (Kim Bôi) chỉ đạt 10 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo theo điều tra đa chiều chiếm 32,5%; mới có 1/3 trường đạt chuẩn quốc gia. Do đó, việc cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp được xã Thượng Bì tập trung cao nhất cho việc phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững; huy động các nguồn lực xây dựng trường học đạt chuẩn và từng bước hoàn thành xây dựng NTM.

Hộ nuôi cá lồng xã Phúc Sạn khốn đốn bởi thiên tai

(HBĐT) - Tháng 7 cũng là mùa nước lũ đổ về, các hộ làm nghề nuôi cá lồng trên vùng hồ thủy điện Hòa Bình thuộc xóm Phúc, xóm Gò Mu và tổ Bãi Sang vừa gặp rủi ro khi cá nuôi lồng trên sông chết hàng loạt. Đáng kể, một số lồng cá chiên thương phẩm có giá trị bị chết trắng lồng.

Hoàn thành gieo cấy lúa vụ mùa đúng khung thời vụ

(HBĐT) - Theo đúng tiến độ đề ra, đến nay, các địa phương trong tỉnh đã cơ bản hoàn thành gieo cấy lúa vụ mùa 2016, đảm bảo tốt khung thời vụ đã được ngành nông nghiệp khuyến cáo. Thống kê sơ bộ cho thấy, với tổng lượng mạ gieo đạt khoảng 1.100 tấn, toàn tỉnh đã hoàn thành kế hoạch gieo cấy lúa với tổng diện tích trên 23.080 ha. Trong đó, các địa phương có diện tích lúa mùa cao nhất là Lạc Sơn (4.900 ha), Kim Bôi (3.470 ha), Yên Thủy (3.100 ha), Lương Sơn (2.617 ha)…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục