(HBĐT) - Theo Sở NN &PTNT, tổng diện tích quản lý, bảo vệ rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng trong 5 năm (2011 – 2015) là 280.464 ha, bình quân khoảng 80.178 ha /năm, chiếm khoảng 1/3 diện tích rừng toàn tỉnh. Thống kê trong 5 năm, tổng số tiền dịch vụ môi trường rừng đã thu được 53.740 triệu đồng. Tuy nhiên, tính đến cuối tháng 7/2016, các đơn vị sử dụng dịch vụ còn nợ đọng tiền dịch vụ môi trường rừng với số tiền khoảng 1, 6 tỷ đồng.
Số tiền nợ đọng trên chủ yếu của các đơn vị: Nhà máy Thủy điện So Lo 1 (Công ty CP Thủy điện Mai Châu) khoảng 857 triệu đồng (chưa nộp từ năm 2011 đến quý II /2016); Nhà máy Thủy điện Suối Tráng (Công ty TNHH Văn Hồng) khoảng 239 triệu đồng (chưa nộp từ năm 2013 đến quý II /2016), Công ty CP Nước sạch Hòa Bình khoảng 392 triệu đồng (chưa nộp 2 năm 2011 – 2012). Còn lại, các đơn vị sử dụng dịch vụ khác cơ bản thực hiện nộp tiền dịch vụ môi trường rừng đầy đủ theo quy định.
P.V
(HBĐT) - Xã Hợp Kim (Kim Bôi) là xã 135, chủ yếu sản xuất nông nghiệp, dịch vụ nhỏ. Khi bắt tay vào xây dựng NTM, xã có xuất phát điểm thấp, cơ sở hạ tầng còn nhiều thiếu thốn, không mời gọi được các công ty, doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất.
(HBĐT) - Trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM, tiêu chí số 13 về hình thức tổ chức sản xuất liên quan mật thiết với các tiêu chí khác. Do đó, trong quá trình xây dựng NTM, các HTX có vai trò hết sức quan trọng, không chỉ nâng cao thu nhập cho nông dân mà còn góp phần làm thay đổi căn bản diện mạo nông thôn trong thời kỳ hội nhập.
(HBĐT) - Năm nay, từ nguồn vốn sự nghiệp, UBND tỉnh phân bổ 2, 5 tỷ đồng cho Sở LĐ-TB&XH hỗ trợ đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động theo chương trình xây dựng NTM.
(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định ban hành tiêu chí huyện NTM và quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.
Ngày 22-8, tại TP Đông Hà (Quảng Trị), Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức hội nghị công bố kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên- Huế.
(HBĐT) - Tính đến nay, sau 5 năm triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), tỉnh ta đã đạt một số kết quả tích cực. Thông qua việc huy động nguồn lực để hỗ trợ công tác quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR), chính sách này được đánh giá là giải pháp hữu hiệu nhằm khuyến khích người dân và chính quyền cơ sở tích cực nâng cao vai trò trong công tác QLBVR, đồng thời làm thay đổi tư duy và hành động của các đối tượng cung ứng, sử dụng DVMTR, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững.