(HBĐT) - Trong nhiều năm qua, hầu hết bà con nông dân xã Hào Lý (Đà Bắc) thu nhập chủ yếu dựa vào cây mía nguyên liệu. Niên vụ 2015-2016, trên địa bàn xã hoàn tất hợp đồng thu hoạch cho Công ty CP mía đường Hòa Bình kể từ tháng 4. Nhưng đến thời điểm này, đơn vị thu mua mới chỉ thanh toán nơi cao nhất đạt 50% tổng sản lượng thu mua. Trước tình trạng này, hàng trăm hộ dân đang mòn mỏi chờ tiền mía.
Hộ trồng mía xóm Hào Tân 2, xã Hào Lý (Đà Bắc) mòn mỏi chờ Công ty CP mía đường Hòa Bình thanh toán tiền nợ.
Men theo con đường mòn lầy lội bùn đất sau cơn mưa, chúng tôi gặp bà Đinh Thị Lan, hộ trồng mía xóm Hào Tân 2. Trong căn nhà đất lợp mái proximăng, bà Lan buồn bã chia sẻ: “Gia đình tôi trồng gần 1 ha mía nguyên liệu, niên vụ vừa rồi đã cho thu hoạch 60 tấn, trị giá 42 triệu đồng. Tháng 4, Công ty CP mía đường Hòa Bình giục bà con thu hoạch mía sớm. Để kịp tiến độ, tôi đã vay lãi thuê lao động hoàn thành việc thu hoạch đúng hạn. Đến nay, Công ty mới tạm ứng cho gia đình 10 triệu đồng, số tiền còn lại vẫn chưa thanh toán”. Đằng đẵng nhiều ngày chờ tiền mía, gia đình bà Lan không chỉ phải lo cái ăn hàng ngày mà còn phải “gánh” lãi ngoài, hiện số tiền gốc và lãi đã lên tới 20 triệu đồng. Trong khi đó, hai vợ chồng bà tuổi đã cao vẫn phải đi làm thuê để trang trải tiền lãi vay từ khi thu hoạch mía.
Ở xóm Hào Tân 2 có 43 hộ thì có 13 hộ trồng mía. Tất cả các hộ đều chưa được thanh toán đầy đủ tiền mía nguyên liệu của niên vụ này. Thời điểm trước Tết Nguyên đán, các hộ được ứng trước 1 triệu đồng, sau đó được thanh toán thêm 10 triệu đồng, tương đương 30% tổng số tiền được thanh toán. Từ đó đến nay, bà con vẫn chưa được thanh toán thêm bất cứ một khoản nào. Phía Công ty CP mía đường thu mua chậm nên bà con lỡ vụ trồng ngô, không kịp chuyển đổi giống cây trồng để cải thiện kinh tế. Không riêng gia đình bà Lan phải vay lãi ngoài mà nhiều hộ trong xóm cũng vậy khiến khó khăn càng thêm chồng chất.
Trao đổi với đồng chí Đinh Thanh Xuân, Chủ tịch UBND xã Hào Lý được biết: Giai đoạn 1995 - 2012, xã Hào Lý cung cấp mía nguyên liệu cho Công ty CP mía đường Hòa Bình từ vài chục lên tới gần 200 ha. Nhưng những năm gần đây, diện tích trồng mía trên địa bàn xã giảm đáng kể do cơ chế thu mua và mức đầu tư hỗ trợ nông dân của Công ty.
Niên vụ 2015-2016, diện tích mía nguyên liệu của xã giảm còn 70 ha, sản lượng thu hoạch đạt 4.000 tấn. Chưa nhận được tiền mía, đời sống của bà con ngày càng khó khăn. Một mặt do vốn từ nhà đầu tư giảm dần không có đủ vốn để sản xuất một mặt do diện tích đất canh tác của bà con chỉ trồng mía nên bị phụ thuộc vào cơ chế, chưa kịp chuyển đổi loại cây trồng.
Trước tình hình này, xã đã nhiều lần gửi các văn bản yêu cầu Công ty CP mía đường Hòa Bình sớm thanh toán tiền mía còn nợ cho nông dân. Tuy nhiên, xã luôn nhận được câu trả lời là Công ty đang trong giai đoạn khó khăn mong nhận được sự thông cảm và chưa trả lời thời gian cụ thể nào Công ty sẽ thanh toán tiền cho bà con.
Bên cạnh đó, chính quyền xã cũng chủ trương tìm nguồn tiêu thụ số lượng mía lưu gốc chất lượng kém trên diện tích đất trồng mía cho các trang trại chăn nuôi bò ở Mộc Châu (Sơn La) nhưng địa bàn xã cách Mộc Châu khá xa nên chỉ có thể bán làm thức ăn chăn nuôi cho các trang trại nhỏ ở các vùng lân cận với mức giá 350 đồng /kg.
Đồng chí Chủ tịch UBND xã trăn trở: “Vụ mía vừa rồi thu hoạch muộn nên bà con bị lỡ vụ, trồng cây nào cũng không đạt năng suất như mong muốn. Nhiều gia đình mất ăn, mất ngủ vì tiền vay lãi ngày một tăng. Thấy đời sống bà con như vậy, cấp ủy, chính quyền hết sức sốt ruột. Đồng thời đề nghị Công ty CP mía đường Hòa Bình sớm giải quyết khắc phục nợ đọng tiền thu mua mía của bà con, giúp các hộ ổn định cuộc sống trong thời gian sớm nhất cũng như vực dậy lòng tin với đơn vị”.
Thu Hằng (CTV)
(HBĐT) - Huyện Yên Thủy có 12 xã được hưởng lợi từ chương trình xây dựng NTM. Trong đó có 6 xã nhóm I là xã đặc biệt khó khăn, có 3 xã nhóm II đã đạt chuẩn NTM và có 3 xã nhóm III
Theo bà Phan Thị Diệp Thu, có rất nhiều câu hỏi liên quan đến quản lý nhà nước cần được trả lời. Chúng ta hô hào phải chống thực phẩm bẩn, nhưng vai trò của cơ quan quản lý đang thực thi điều đó đến đâu?
(HBĐT) - Trong chặng đường xây dựng và phát triển, cùng với cả nước, ngành KH &ĐT tỉnh Hòa Bình luôn kế thừa bề dày truyền thống vẻ vang kể từ khi thành lập, nỗ lực vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, xứng đáng với sự tin cậy của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh. Các thế hệ cán bộ trong ngành luôn quán triệt sâu sắc nhiệm vụ chính trị được giao trong công tác tham mưu tổng hợp về xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược quy hoạch, kế hoạch KT -XH; đầu tư phát triển; đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp khơi dậy và phát huy các tiềm năng, nguồn lực, góp phần quan trọng xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu mạnh.
(HBĐT) - Thời gian qua, Hội LHPN huyện Mai Châu luôn bám sát nhiệm vụ của Hội và cụ thể hoá nhiệm vụ chính trị của địa phương bằng việc thường xuyên đẩy mạnh các phong trào và nâng cao trình độ nhận thức, năng lực của phụ nữ, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, xoá đói - giảm nghèo
(HBĐT) - Vừa qua, Báo Hoà Bình nhận được đơn của công dân xã Yên Bồng (Lạc Thuỷ) phản ánh về việc thiếu minh bạch trong việc cấp tiền hỗ trợ cho các hộ dân bị ảnh hưởng do thiên tai vụ mùa, hè - thu năm 2015. Cụ thể, người dân được biết tỉnh đã hỗ trợ hàng tỷ đồng về cho huyện và huyện cũng đã phân chia đến các xã nhưng cho đến nay, một số xã chưa nhận được nguồn kinh phí này, trong đó có xã Yên Bồng. Bức xúc, người dân mong muốn được làm rõ sự việc trên.
Người dân Thủ đô sẽ có dịp được dùng thử những sản phẩm Việt chất lượng cao, những loại rau, củ quả, đặc sản, nông sản sạch từ khắp các vùng trong Hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC) diễn ra từ ngày 6.10 – 9.10, tại Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội.