(HBĐT) - Được sự giới thiệu của anh em, bạn bè trong xã về mô hình nuôi ong lấy mật, anh Trần Văn Hưng, tổ 4, phố Ngọc, xã Trung Minh (thành phố Hòa Bình) đã “bén duyên” với con ong từ đó. Năm 2014, anh bắt đầu khởi nghiệp từ 4 đàn ong và cho đến nay , anh nhân rộng được 150 đàn, mỗi năm cho thu gần 2.000 lít mật ong.

 

Ban đầu, bắt tay vào nuôi, do chưa có kiến thức nên anh gặp phải nhiều khó khăn trong việc chăm sóc cũng như các khâu khác. Là người nhanh nhẹn, ham học hỏi cộng với sự cần cù, chịu khó và quyết tâm, anh Hưng đã tự tìm hiểu qua các tài liệu, mô hình nuôi ong ở các nơi, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các hội viên trong hội nuôi ong tại xã, tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi ong… Sau một thời gian tích lũy kinh nghiệm, anh nhận thấy nuôi ong lấy mật không khó, hiệu quả cao do không tốn diện tích đất, chi phí đầu tư ban đầu thấp nhưng đòi hỏi người nuôi phải khéo léo, tỉ mỉ, chịu khó chăm sóc, nắm bắt rõ về đặc tính của ong như xây tổ, bốc bay, chia đàn…, am hiểu về các loài hoa, mùa hoa nở, mùa ong đi lấy mật, biết cách luân chuyển đàn ong tìm kiếm những nơi có nguồn mật hoa dồi dào. 

Tận dụng lợi thế có vườn rộng lại nhiều cây cối, anh Hưng đã đặt các thùng nuôi ong tại đây, vừa gần nhà thuận tiện cho việc chăm sóc và quản lý ong. Nuôi ong ngoài thu được mật sạch từ tự nhiên, con ong còn giúp cây cối trong vườn thụ phấn tốt, tỷ lệ đậu hoa, đậu quả cao.  

Anh Trần Văn Hưng chia sẻ: Gia đình tôi sau 2 năm đã nhân rộng được 150 đàn ong mật. Năm 2015 thu được 1.800 lít mật với giá bán 150- 200.000 đồng/ lít, mang lại nguồn thu nhập cho gia đình trên 220    triệu đồng.  

Đến nay, tại xã Trung Minh đã thành lập hội nuôi ong để chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm giữa các hộ với nhau. Có thể nói việc nuôi ong ở tỉnh ngày càng được mở rộng bởi cây cối bạt ngàn, nguồn mật ngoài tự nhiên nhiều, giúp cho nghề nuôi ong ngày càng bền vững và phát triển mạnh.

 

                     Đình Thủy (Trung tâm khuyến nông tỉnh)

 

Các tin khác

Không có hình ảnh

Thành phố Hòa Bình phát triển thương mại - dịch vụ

(HBĐT) - Năm 2006, TP Hòa Bình mới chỉ có 2.870 cơ sở kinh doanh trong đó có 2.795 hộ kinh doanh cá thể, 75 doanh nghiệp kinh doanh với tổng số 4.805 lao động hoạt động trong lĩnh vực TM- DV; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt xấp xỉ 490 tỷ đồng. Sau 10 năm, tính riêng số doanh nghiệp kinh doanh đã tăng gần 5 lần với 355 doanh nghiệp, 4.566 lao động, hình thành 3 trung tâm thương mại, hàng nghìn cửa hàng mọc lên đáp ứng tốt hơn nhu cầu SX-KD của nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2016 ước đạt 6.100 tỷ đồng. Đó là những con số biết nói, minh chứng sinh động bước tăng trưởng ngành TM- DV của thành phố.

Cấp giấy chứng nhận đối với khu đất nằm trên nhiều đơn vị hành chính

(HBĐT) - Bà Lê Thị Oanh (Yên Thuỷ) hỏi: Trường hợp khu đất của một người sử dụng nằm trên nhiều đơn vị hành chính thì cấp GCNQSDĐ như thế nào?

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam làm việc tại huyện Lương Sơn

(HBĐT) - Ngày 1/11, Đoàn công tác Bộ NN&PTNT do Thứ Trưởng Trần Thanh Nam làm trưởng đoàn đã về thăm và làm việc với huyện Lương Sơn về phát triển vùng nguyên liệu rau hữu cơ, rau an toàn.

Kiểm tra việc thực hiện nguồn vốn sự nghiệp trong xây dựng NTM tại huyện Mai Châu

(HBĐT) - Chiều 1/11, đoàn công tác của Sở NN&PTNT đã có buổi làm việc với UBND huyện Mai Châu kiểm tra tình hình thực hiện nguồn vốn sự nghiệp thuộc chương trình MTQG xây dựng NTM năm 2015-2016.

Kiểm tra việc thực hiện nguồn vốn sự nghiệp trong xây dựng NTM tại huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Đoàn công tác của Sở NN&PTNT vừa có buổi làm việc với UBND huyện Tân Lạc kiểm tra tình hình thực hiện nguồn vốn sự nghiệp thuộc chương trình MTQG xây dựng NTM năm 2015-2016.

Đà Bắc Nợ quá hạn chiếm 0,17% tổng dư nợ

(HBĐT) - Ngày 31/10, Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị đánh giá hoạt động 9 tháng, triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2016.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục