(HBĐT) - Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp của huyện Lương Sơn đạt khá, sản xuất chuyển dịch theo hướng tích cực, bước đầu hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chủ lực tập trung theo quy hoạch gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi giá trị được hình thành và phát huy hiệu quả. Kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất từng bước được cải thiện.
Cư Yên là xã phấn đấu về đích NTM năm 2016. Xã có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp. Trong thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng NTM, thời gian qua, xã tích cực chỉ đạo nhân dân áp dụng các tiến bộ KHKT trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; thực hiện cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế gia đình xây dựng nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả như chăn nuôi gà thả vườn, gà đẻ trứng theo hướng gia trại tại xóm Gò Trạng, Tốt Yên; nuôi lợn đặc sản ở xóm Gò Đẻ; trồng rau an toàn tại xóm Gừa…Nhìn chung, các mô hình ngày một phát huy hiệu quả, cho thu nhập ổn định từ 45-120 triệu đồng /mô hình góp phần giải quyết việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho nhân dân. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 23, 8 triệu đồng. Xã còn 28 hộ nghèo, chiếm 2,92%.
Giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng trưởng của huyện Lương Sơn đạt bình quân 3,88%/năm. Năm 2015, giá trị sản xuất (GTSX) toàn ngành nông nghiệp của huyện đạt 1.577, 16 tỷ đồng (theo giá cố định 2010), trong đó GTSX nông nghiệp đạt 1.456, 45 tỷ đồng, lâm nghiệp 79, 3 tỷ đồng, thủy sản 32, 4 tỷ đồng. Tuy nhiên, cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch còn chậm, chưa tương xứng và khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của huyện. Hình thức tăng trưởng mới chỉ tạo ra khối lượng nhiều nhưng chất lượng, giá trị thấp; hiệu quả sử dụng đất đai, tài nguyên chưa cao. Vì vậy, tuy có bước phát triển nhưng thu nhập của đại bộ phận nông dân và những người làm nông nghiệp còn thấp. Nguyên nhân chính là do sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thiếu ổn định, hình thức liên kết trong sản xuất lỏng lẻo, thiếu bền vững, quy mô, phạm vi liên kết còn ở dạng mô hình.
Từ những khó khăn đó, Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững huyện Lương Sơn đến năm 2020 được triển khai thực hiện với mục tiêu xây dựng và phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh nhằm cải thiện đời sống nhân dân, góp phần giảm nghèo, bảo vệ môi trường. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP ngành đạt 2,02 %/năm, giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha canh tác đạt trên 150 triệu đồng /năm. Đến năm 2020, thu nhập bình quân khu vực nông thôn đạt trên 50 triệu đồng người /năm; trên 50% số xã cơ bản đạt 19 tiêu chí NTM.
Trên cơ sở đó, huyện tập trung ưu tiên vào các lĩnh vực như đến năm 2020 có 500 ha sản xuất rau an toàn; giá trị thu nhập trên 1 ha canh tác đạt trên 500 triệu đồng /năm; 80% sản phẩm được tiêu thụ thị trường ngoại tỉnh. Diện tích cây ăn quả có múi dự kiến 1.500 ha; sản lượng trên 2.000 tấn; trên 50% diện tích được chứng nhận sản xuất sản phẩm an toàn. Xây dựng được các khu chăn nuôi tập trung, sản lượng thịt hơi xuất chuồng từ các cơ sở chăn nuôi tập trung chiếm trên 60 % giá trị đàn lợn và đàn gà; trên 80% trang trại, gia trại, cơ sở chăn nuôi có hệ thống xử lý chất thải; đảm bảo an toàn dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm. Tăng tỷ trọng rừng kinh tế, từng bước hình thành vùng nguyên liệu gỗ lớn tập trung, cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến đồ gỗ; chuyển đổi diện tích khai thác gỗ non, gỗ dăm sang khai thác gỗ lớn… Dự kiến tổng vốn đầu tư giai đoạn 2016 - 2020 là 825 tỷ đồng, trong đó, ngân sách Nhà nước 82 tỷ đồng; nguồn vốn tín dụng 165 tỷ đồng; vốn của nhân dân và doanh nghiệp 578 tỷ đồng.
(HBĐT) - Với tổng đàn gia súc trên 163.000 con, trong đó, các huyện: Kim Bôi, Mai Châu, Tân Lạc, Đà Bắc, Lạc Sơn là vùng chăn nuôi trọng điểm, công tác phòng - chống đói, rét, dự trữ thức ăn cho đàn vật nuôi trong dân cần tăng cường bởi ở những tháng đông, rét đậm, rét hại thường xảy ra, lượng thức ăn khan hiếm là nguyên nhân gây tình trạng trâu, bò thiệt hại nhiều.
(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 514 hồ chứa với tổng dung tích 130 triệu m3, trong đó có 33 hồ chứa lớn dung tích từ 1 triệu m3 trở lên; 76 hồ chứa vừa dung tích từ 0,5-1 triệu m3, còn lại là hồ nhỏ.
(HBĐT) - Đây là nội dung được đề cập tại Thông tư số 21/2016/TT-BTTTT quy định về đầu tư theo hình thức đối tác công tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông.
(HBĐT) - Chiều 6/12, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp (DN) Nhà nước giai đoạn 2016 – 2019. Dự hội nghị về phía tỉnh ta có đồng Chí Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh cùng các sở, ngành liên quan
(HBĐT) - Mô hình trồng cây vụ đông theo quy trình sản xuất an toàn của huyện Đà Bắc đang được quyết liệt chỉ đạo, thu hút được người dân tham gia và mang lại hiệu quả bước đầu, tạo làn gió mới trong nhận thức về sản xuất an toàn cũng cấp phục vụ thị trường.
(HBĐT) - Đến thời điểm này, cam lòng vàng hay còn gọi là cam CS1 (chín sớm) được trồng trên đất đồi giá 27.000-28.000 đồng/kg tại vườn. Đối với những vườn cam đất bãi 25.000-26.000 đồng/kg.