(HBĐT) - Với lợi thế có 7.000 ha mặt nước hồ thủy điện, nhiều năm nay, huyện Đà Bắc đã thực hiện nhiều giải pháp phát triển ngành nghề nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, góp phần giảm nghèo và làm giàu cho người nông dân. Vì vậy, ngành nghề nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh ở các xã ven hồ như Hiền Lương, Vầy Nưa, Tiền Phong…
Xã Hiền Lương (Đà Bắc) khai thác tiềm năng phát triển nghề nuôi cá lồng cho hiệu quả kinh tế cao.
Chủ nhiệm HTX dịch vụ SX-KD nông, lâm nghiệp Hiền Lương Xa Văn Huy cho biết: Xã Hiền Lương có 915 ha mặt nước hồ là điều kiện lý tưởng để phát triển ngành nghề nuôi trồng thủy sản. Nuôi cá lồng rất thuận lợi. Nguồn nguyên liệu để làm lồng nuôi cá như tre, luồng, nứa... sẵn có cũng như nguồn thức ăn dồi dào như cá tép đánh bắt trực tiếp trên sông, các loại cây cỏ mọc tự nhiên.
Nghề nuôi cá lồng trên địa bàn xã Hiền Lương đã và đang phát triển mạnh mẽ, là hướng đi mới để xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu cho nhiều người dân địa phương. Các giống cá chủ yếu được bà con nuôi trên địa bàn là: trắm, rô phi, lăng, bỗng, chiên và tầm. Mỗi loại cá có một ưu thế và hiệu quả khác nhau. Nếu nuôi cá tầm một lồng nuôi 200 con, thu 5 tạ, giá hiện tại 250.000 đồng/kg, doanh thu đạt 125 triệu đồng, trừ 70 triệu đồng tiền giống, thức ăn, làm lồng và công sức, thu lãi khoảng 50 triệu đồng. Nuôi cá chiên nguy cơ dịch bệnh và chậm lớn hơn nhưng cho hiệu quả khá cao, sau khoảng 1 năm, thu 3 tạ/lồng, đạt doanh thu 100 triệu đồng/lồng. Cá trắm 1 lồng cho thu 1 tấn, doanh thu đạt 60-65 triệu đồng/lồng… Đến nay, trên địa bàn xã Hiền Lương đã phát triển khoảng 300 lồng cá, tập trung ở các xóm: Doi, Ké, Dưng và Mơ. Doanh thu từ nuôi cá đạt vài tỷ đồng/năm, chiếm 20% tổng thu nhập của toàn xã. Những hộ tích cực tham gia nuôi cá lồng, nhà ít được gần chục triệu đồng, nhà nhiều có đến vài chục triệu đồng. Nhiều hộ gia đình nuôi các giống cá đặc sản, như chiên, quất, tầm, bỗng, thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Người nuôi cá được tạo điều kiện tiếp cận với KH-KT, quy trình sản xuất sạch theo theo tiêu chuẩn VietGap, thực hiện các biện pháp kỹ thuật trong chăm sóc cá, nguồn gốc thức ăn, cách thức phòng bệnh, phương pháp đầu tư, hạch toán kinh doanh, áp dụng quy trình sản xuất an toàn, tạo sự phát triển bền vững cho nghề nuôi cá. Trung tuần tháng 12, HTX dịch vụ SX-KD nông, lâm nghiệp Hiền Lương được cấp giấy chứng nhận VietGap sản xuất cá sông Đà an toàn theo chuỗi giá trị, mở ra cơ hội phát triển bền vững cho nghề cá trên địa bàn.
Thực hiện Nghị quyết số 08 của Huyện ủy Đà Bắc về phát triển ngành thủy sản, UBND huyện đã giao cho các cơ quan liên quan thực hiện các giải pháp cụ thể tranh thủ nguồn lực đầu tư của các chương trình, dự án, tăng cường hoạt động chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ người dân phát triển bền vững nghề cá. Theo đó, ngành nghề nuôi trồng thủy sản đã từng bước phát triển, diện tích, sản lượng, số lồng cá tăng lên rõ rệt. Năm 2016, toàn huyện có 1.131 lồng nuôi cá. Sản lượng thủy sản đạt 1.389,2 tấn, trong đó, đánh bắt 511 tấn, nuôi trồng 878,2 tấn, góp phần cải thiện đáng kể đời sống người dân vùng hồ. Huyện Đà Bắc tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ người dân áp dụng KH-KT vào nuôi trồng thủy sản, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, phát triển ngành thủy sản bền vững trên cơ sở khai thác và sử dụng tốt mọi tiềm năng về mặt nước, lao động, khuyến khích các thành phần kinh tế và người dân áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất, tổ chức liên danh liên kết phát triển bền vững ngành nghề thủy sản.
P.V
(HBĐT) - Những năm qua, mạng lưới giao thông nông thôn (GTNT) trên địa bàn huyện Tân Lạc ngày càng hoàn thiện và đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, tạo đà cho các xã xây dựng NTM.
(HBĐT) - Thực hiện chương trình MTQG về xây dựng NTM, những năm qua, cấp ủy, chính quyền, UBMTTQ xã Mỵ Hoà (Kim Bôi) đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, củng cố và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân, động viên nhân dân đoàn kết thi đua lao động sản xuất, xóa đói - giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa mới nhằm hoàn thành 19 tiêu chí NTM.
(HBĐT) - Theo số liệu của Sở Công Thương, thời gian qua, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh tăng trưởng khá; kim ngạch nhập khẩu ổn định, đáp ứng hoạt động sản xuất - kinh doanh tại các doanh nghiệp.
(HBĐT) - Sáng 15/12, tại Văn phòng Tỉnh uỷ, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Uỷ viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ có buổi làm việc với Công ty cổ Phần tập đoàn xây dựng và du lịch Bình Minh. Tham dự có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh, huyện Lương Sơn và xã Trung Sơn.
(HBĐT) - Cùng đoàn công tác của Hội CCB tỉnh, chúng tôi đến thăm một số mô hình làm kinh tế giỏi của Hội CCB xã Mai Hịch, huyện Mai Châu. Đây là một trong những Hội CCB cơ sở tiên phong trong phong trào giúp nhau phát triển kinh tế, XĐ-GN của Hội CCB huyện.
(HBĐT) - Giai đoạn 2015-2016, tổng nguồn vốn sự nghiệp thực hiện chương trình xây dựng NTM của huyện Lạc Sơn 8.737 triệu đồng.