(HBĐT) - Chăn nuôi bò sinh sản và nuôi lấy thịt là cách làm truyền thống của người dân huyện Kim Bôi. Tuy nhiên, quy mô chăn nuôi còn nhỏ lẻ, người chăn nuôi ít áp dụng tiến bộ KHKT về giống, các quy trình kỹ thuật chăn nuôi, tận dụng thức ăn sẵn có trong tự nhiên là chính nên việc vỗ béo bò thịt hầu như không có.

 

 

Xã Tú Sơn(Kim Bôi) mở rộng diện tích trồng cỏ voi làm thức ăn cho trâu bò

 

Do vậy, chăn nuôi bò phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của huyện và sản phẩm chưa đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường. Trước nhu cầu về thịt bò ngày càng tăng, UBND huyện Kim Bôi đã xây dựng đề án trồng cỏ vỗ béo đàn bò nhằm chuyển từ nuôi bò chăn thả, phân tán sang nuôi bán chăn thả tạo hàng hoá, tăng năng suất và chất lượng, nâng cao hiệu quả kinh tế góp phần ổn định KT-XH.

 

Theo thống kê, từ năm 2011 – 2015, tổng đàn bò trong huyện có xu hướng giảm, sản lượng thịt hơi xuất chuồng cũng giảm. Năm 2011, tổng đàn bò có 7.101 con, sản lượng thịt hơi 136,4 tấn, đến năm 2015, tổng đàn giảm còn 6.285 con, sản lượng thịt hơi 116,6 tấn, tổng đàn giảm 11,5% sau 5 năm. Đàn bò được nuôi nhiều nhất ở các xã: Cuối Hạ 805 con, Kim Tiến 510 con, Mỵ Hoà 506 con, Đú Sáng 402 con, Kim Truy 330 con...Trên địa bàn huyện có 1 hộ chăn nuôi bò tập trung quy mô khoảng 48 con ở xã Nam Thượng, 15-20 hộ nuôi từ 6-10 con, còn lại nuôi từ 1-5 con là phổ biến. Khoảng 98% tổng đàn bò được chăn nuôi theo phương thức chăn thả tận dụng thức ăn tự nhiên kết hợp thức ăn bổ sung. Chỉ có 2% đàn bò được nuôi theo phương thức bán chăn thả là nhốt hoàn toàn và cung cấp thức ăn tại chuồng.

 

Hiện, thức ăn cho bò chủ yếu từ các sản phẩm phụ của nông nghiệp như rơm, rạ, thân cây ngô, lá mía... Mặt khác, diện tích chăn thả ngày càng bị thu hẹp, diện tích trồng cỏ phục vụ chăn nuôi còn hạn chế. Do đó, nguồn thức ăn thô, xanh chủ động cho đại gia súc vẫn thiếu, nhất là vào mùa đông làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến số lượng, chất lượng của đại gia súc nói chung và của đàn bò nói riêng.

 

Theo thống kê, tổng diện tích trồng cây làm thức ăn cho gia súc khoảng 70 ha, trong đó có khoảng 95% diện tích cỏ mọc tự nhiên, bãi cỏ chăn thả và 5% diện tích cỏ trồng cao sản như cỏ voi năng suất từ 250 - 300 tấn/ha/năm, cỏ VA06 năng suất 400-500 tấn/ha/năm. Các giống cỏ này đã được trồng thử nghiệm tại một số xã cho giá trị dinh dưỡng, năng suất cao, song đòi hỏi điều kiện kỹ thuật canh tác và chi phí để duy trì sản xuất cũng khá cao. Hiện tại, trên địa bàn huyện vẫn chưa có cơ sở sản xuất thức ăn quy mô công nghiệp. Mới chỉ có một số hộ tự chế biến thức ăn nhưng mang tính tự phát, quy mô nhỏ. Chưa có cơ sở cung cấp bò giống, người chăn nuôi chủ yếu tự nhân giống hoặc mua giống trôi nổi trên thị trường, có chất lượng kém, dễ phát sinh dịch bệnh làm ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi. Chuồng trại nông hộ xây dựng chắp vá, cơi nới, chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, nhất là về mùa mưa rét nên bò hay bị bệnh, ốm chết...

 

Đồng chí Vũ Thị Ngọc, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Kim Bôi cho biết: Đề án trồng cỏ vỗ béo đàn bò giai đoạn 2016 - 2020 với mục tiêu khuyến khích hỗ trợ đầu tư phát triển trồng cỏ vỗ béo đàn bò có quy mô vừa và lớn theo hướng trang trại, gia trại, chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm. Phát triển chăn nuôi bò theo phương thức bán thâm canh nhằm tạo ra sản phẩm thịt bò với số lượng và chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường. ổn định và phát triển đàn bò từ 6.285 con (năm 2015) lên 6.800 con vào năm 2020, tăng diện tích cỏ từ 70 ha lên 78 ha. Quy hoạch đến năm 2020 xây dựng 1 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, có 30% số bò được giết mổ tại cơ sở giết mổ tập trung, 80% thịt bò tiêu thụ trên địa bàn được kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y. Đề án được triển khai thực hiện ở 12 xã có số lượng đàn bò lớn và diện tích đất trồng ngô, mía nhiều là Cuối Hạ, Mỵ Hoà, Nam Thượng, Kim Truy, Kim Bình, Kim Tiến, Hạ Bì, Thượng Bì, Vĩnh Đồng, Hợp Đồng, Tú Sơn, Đú Sáng. Tổng kinh phí thực hiện đề án trên 40 tỷ đồng, trong đó, hộ dân tham gia trên 38 tỷ đồng, ngân sách huyện gần 2 tỷ đồng và nguồn lồng ghép trên 200 triệu đồng. Đề án thực hiện thành công sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Từng bước thay đổi tập quán sản xuất nhỏ sang sản xuất bán thâm canh. Theo tính toán, hiệu quả khi trồng 2 ha cỏ sẽ vỗ béo khoảng 240 con bò/năm, bình quân nuôi vỗ béo 3 tháng lãi khoảng 2,3 triệu đồng/con.

 

                                                                            Đinh Thắng

Các tin khác


Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Giá vàng sáng 26/4

Ngày 26/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau: Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82 - 84,32 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Khách sạn đầu tiên của tỉnh Hoà Bình được công nhận tiêu chuẩn 4 sao

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa ban hành Quyết định số 307/QĐ-CDLQGVN về việc công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với khách sạn Sakura (tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hoà Bình). Theo đó, trên cơ sở căn cứ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam công nhận khách sạn Sakura đạt tiêu chuẩn 4 sao trong 5 năm, kể từ tháng 4/2024.

Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục