(HBĐT) - Thời điểm này, vụ thu hoạch dong riềng bắt đầu được gần 1 tháng. Sau bao ngày vun trồng, chăm bón , đây là lúc người trồng nhận lại thành quả từ cây dong riềng của cả một năm. Bà con nông dân các xã trên địa bàn huyện Đà Bắc phấn chấn bởi năm nay, loại củ này vừa bán được giá lại được mùa.

 

Nông dân xóm Sơn Phú, xã Cao Sơn (Đà Bắc) thu hoạch dong riềng ước đạt 30 tấn/ha, thu nhập bình quân 60 triệu đồng/ha.

Chúng tôi về xã Cao Sơn được xem như vùng trồng dong riềng lớn nhất của huyện, của tỉnh với tổng diện tích cả xã lên đến 320 ha, tập trung ở xóm Sơn Phú, Sèo và Nà Chiếu. Niềm vui rạng ngời trên khuôn mặt người trồng dong riềng miệt mài “một nắng, hai sương”. ông Đinh Văn Thuận, nông dân xóm Sơn Phú phấn khởi cho biết: “Nếu vụ nào cũng bán được giá và ổn định như thế này, người trồng dong riềng cũng khấm khá lên sau vụ thu hoạch”. Hiện tại, thương lái thu mua với giá 2.000 – 2.100 đồng/kg, cao hơn 700 đồng/kg so với năm 2015. Gia đình ông Thuận có 2 nhân khẩu, với khoảng 1 tấn giống, ông thu được 35 - 40 tấn củ dong riềng, trừ mọi chi phí, dịp cuối năm này thu lãi trên 60 triệu đồng.  

Để kịp thu củ theo đơn đặt hàng của thương lái, nông dân phải thu hoạch từ 4 giờ sáng, người đào, người dỡ, chặt bỏ phần thân, lá, giữ lại phần củ và rễ, sau đó xếp gọn vào các bao tải chuyển chở đến điểm tập kết dưới trục đường. Từ 8 – 9 giờ trở đi, có tới hàng đoàn xe tải nối đuôi nhau dừng đỗ chờ vận chuyển, thu gom dong riềng. Việc thu hoạch, giao dịch bán mua chỉ kết thúc khi trời đã tối mịt mùng, xe tải chở hàng tấp nập rời điểm tập kết đưa dong riềng tươi về tiêu thụ ở các tỉnh dưới xuôi. Với người trồng dong riềng còn khoảng 1 tháng nữa để thu hoạch củ. Với giá bán duy trì kể từ đầu vụ đến nay, nông dân có lãi và nguồn thu không thu kém gì so với cây ngô lai vốn là cây trồng chủ lực tại các xã vùng cao trên địa bàn.  

Theo đồng chí Bùi Khắc Vinh, Phó trưởng phòng NN & PTNT, cây dong riềng đã có từ rất lâu năm trên đồng đất địa phương, chủ yếu trồng xen canh với ngô. Trước năm 2014, diện tích dong riềng bị thu hẹp lại do giá cả xuống quá thấp, người trồng không có lãi. Cho đến 2 niên vụ gần đây, giá bán củ tăng cao, thị trường ổn định, nông dân tiếp tục mở rộng diện tích, nhiều xã đã trồng tăng diện tích cao gấp đôi so với kế hoạch năm, trong đó, xã Cao Sơn trồng 320 ha, Tân Minh trồng trên 100 ha. Tổng diện tích dong riềng của cả huyện khoảng trên 600 ha.  

Có một thực tế là đầu ra của dong riềng hiện vẫn phụ thuộc vào thương lái. Diện tích cây trồng bị thu hẹp hay được mở rộng cũng tùy thuộc vào tình hình tiêu thụ của thị trường và giá cả. Nếu như các niên vụ trước do giá bấp bênh, người trồng không có lãi, diện tích của cả huyện chỉ khoảng gần 300 ha thì đến niên vụ này, diện tích dong riềng tăng đáng kể, người trồng thu lãi vài chục triệu đồng/ha. Các củ non được bà con để làm giống chờ đến ra Tết, tiết trời ấm, có mưa sẽ xuống giống và trồng xen với diện tích ngô xuân. Mong mỏi của bà con trồng dong riềng nơi đây là các niên vụ tới, thị trường tiêu thụ và giá cả sẽ duy trì như hiện nay để nguồn thu từ dong riềng đảm bảo. Có như vậy, người trồng sẽ không phải lo lắng về đầu ra, yên tâm mở rộng diện tích loại cây trồng không hề thua kém về giá trị kinh tế này.

 

                                                                    Bùi Minh 

 

Các tin khác


Huyện Yên Thủy lan tỏa phong trào xây dựng vườn mẫu

Với sự hỗ trợ của huyện và sự vào cuộc của các phòng, ban, ngành, người dân…, thời gian qua, huyện Yên Thủy đã triển khai có hiệu quả Đề án hỗ trợ xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Yên Thủy, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện tích cực vận động, hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp, hình thành những mô hình vườn mẫu cho hiệu quả kinh tế cao.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Đất thức Kim Bôi

Chúng tôi cảm nhận rõ nét sự thay đổi trong tư duy, nhận thức, cách làm, trong diện mạo vùng đất Kim Bôi thời điểm cán bộ và nhân dân nỗ lực thi đua lập thành tích chào mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày Quốc tế Lao động. Cấp ủy, chính quyền đổi mới và nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, tập trung chỉ đạo những nhiệm vụ chính trị, trọng tâm đột phá. Kim Bôi đã định hình được hướng phát triển, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực đô thị, du lịch, dịch vụ, khai thác tiềm năng nguồn nước khoáng, cảnh quan thiên nhiên.

Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục