(HBĐT) - Vài năm trở lại đây, mặc dù đã có một số chuyển biến đáng ghi nhận nhưng nhìn chung, tiềm năng sản xuất vụ đông vẫn chưa được các địa phương khai thác hiệu quả. Theo đánh giá của Sở NN &PTNT, diện tích gieo trồng cây vụ đông mới chiếm khoảng 6 - 7% tổng diện tích gieo trồng cả năm.
Cùng với đó là quy mô sản xuất nhỏ lẻ, nhận thức và trình độ kỹ thuật của người dân còn hạn chế nên chưa tạo được bứt phá để thúc đẩy sản xuất theo hướng tập trung có giá trị gia tăng cao. Đây cũng là những hạn chế dễ dàng nhận thấy trong sản xuất vụ đông năm nay.
Người dân xã Mai Hịch (Mai Châu) cham sóc vườn cà chua vụ đông.
Là địa phương triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông năm 2016 sớm nhất tỉnh, ngay từ giữa tháng 5/2016, UBND huyện Lạc Thủy đã chỉ đạo các xã, thị trấn khẩn trương rà soát cụ thể từng loại đất để bố trí sản xuất vụ đông. Theo đó, xác định đối với chân ruộng 2 vụ lúa cần gieo cấy lúa mùa sớm, thu hoạch trước 25/9 để trồng cây vụ đông đảm bảo trong khung thời vụ cho phép. Ngoài ra sẽ bố trí cây vụ đông trên những chân đất có khả năng cung cấp đủ nước tưới cho cây trồng; tận dụng các loại đất kết hợp trồng xen gối vụ, đa dạng các loại cây nhằm tăng giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác. Do áp lực lớn về thời vụ nên ưu tiên sử dụng các loại giống ngắn ngày, cơ cấu cây trồng chính bao gồm ngô, đậu tương, khoai lang, rau đậu thực phẩm… Tuy có sự chủ động cao kèm theo các biện pháp đôn đốc cụ thể nhưng kết quả sản xuất vụ đông năm 2016 của huyện Lạc Thủy vẫn chỉ hạn chế với tổng diện tích gieo trồng khoảng 750 ha – con số rất khiêm tốn so với trên 9.300 ha tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm của toàn huyện.
Cũng như huyện Lạc Thủy, các địa phương khác trong tỉnh đang gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng diện tích sản xuất vụ đông. Chưa nói đến hiệu quả sản xuất, việc mở rộng diện tích gieo trồng các loại cây vụ đông đang thực sự “làm khó” ngành nông nghiệp. Theo đánh giá của Sở NN &PTNT, mặc dù có nhiều tiềm năng nhưng sản xuất vụ đông chưa mang lại hiệu quả cao do chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết khắc nghiệt, áp lực nghiêm ngặt về thời vụ, giá nông sản hàng hóa bấp bênh, các mô hình liên kết còn nhỏ lẻ, tổ chức sản xuất còn nhiều hạn chế… Tuy được đánh giá là có nhiều lợi thế để phát triển mạnh sản xuất vụ đông nhưng bình quân diện tích gieo trồng cây vụ đông của tỉnh hiện vẫn đang ở mức thấp so với kỳ vọng đặt ra: mới chiếm khoảng 6-7% diện tích gieo trồng cả năm, tức khoảng 8.000 ha /năm.
Vụ đông năm nay cũng không ngoại lệ. Mặc dù có nhiều diễn biến thuận lợi từ khi bắt đầu vụ sản xuất nhưng tổng diện tích gieo trồng toàn vụ vẫn chưa có sự bứt phá. Được biết, năm nay, do tiến độ thu hoạch vụ mùa, hè - thu khá muộn nên các địa phương đã điều chỉnh cơ cấu các loại cây trồng vụ đông theo hướng chuyển đổi mạnh sang các loại cây ưa lạnh, ngắn ngày như khoai tây, khoai lang và đặc biệt là các loại đậu đỗ, rau ăn lá. Thời vụ trồng các loại cây này kéo dài đến cuối tháng 11, thậm chí nhiều loại rau vụ đông còn có thời vụ trồng đến đầu tháng 1 năm sau. Đây là lợi thế đặc biệt để các loại cây này được ưu tiên mở rộng diện tích. Với giải pháp điều chỉnh cơ cấu cây trồng, Sở NN &PTNT cho biết, tổng diện tích cây vụ đông năm nay sẽ được đảm bảo đúng kế hoạch với tổng diện tích khoảng 8.300 ha toàn vụ. Tuy nhiên, thống kê đến thời điểm này, diện tích gieo trồng mới đạt khoảng 7.700 ha bao gồm 3.077 ha ngô, gần 3.000 ha rau đậu, gần 1.530 ha khoai lang, còn lại là diện tích trồng đậu tương và một số loại cây manh mún khác. Đáng tiếc là trong bức tranh chung khá ảm đạm của sản xuất vụ đông toàn tỉnh, có một số địa phương như Đà Bắc, Mai Châu chỉ vớt vát trồng vụ đông bằng vài chục ha rau đậu thực phẩm, còn lại gần như để đất trống trong toàn vụ sản xuất. Đây là một sự lãng phí lớn đòi hỏi ngành nông nghiệp và các địa phương phải cùng nỗ lực tìm kiếm giải pháp khắc phục nhằm tạo được bứt phá trong sản xuất vụ đông những năm tiếp theo.
Thu Trang
(HBĐT) - Từ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng bằng các loại rau màu trên diện tích đất ruộng 1 vụ, đã có nhiều hộ gia đình ở xóm Hải Sơn, xã Mai Hịch (Mai Châu) đã từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững...
(HBĐT) - Theo báo cáo của BCĐ 800 huyện Đà Bắc, năm 2016, huyện đã huy động và lồng ghép các nguồn lực 153.899 triệu đồng thực hiện chương trình xây dựng NTM.
(HBĐT) - Ngày 4/1, Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với Trung tâm nghiên cứu và phát triển cộng đồng nông thôn (CCRD) tổ chức hội thảo khởi động dự án “Công dân giám sát trong quản trị đất đai” với sự tham dự của đơn vị tài trợ và BQL Dự án tại Hà Nội, Ủy ban MTTQ và một số cơ quan liên quan cấp tỉnh.
(HBĐT) - Năm 2016, toàn tỉnh có 297 doanh nghiệp và 55 chi nhánh, văn phòng đại diện đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký khoảng 3.200 tỷ đồng, bằng 84,28% doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và bằng 128% vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.
(HBĐT) - Do Nhân là xã vùng 3, cách trung tâm huyện Tân Lạc 14 km, đời sống kinh tế của bà con chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi. Thực hiện chương trình MTQG về xây dựng NTM, những năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân trong xã luôn nỗ lực vượt khó. Thế nhưng, để về đích đúng lộ trình, con đường NTM ở xã nghèo này gặp không ít thử thách.
(HBĐT) - Để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của thời tiết bất thuận, đảm bảo thắng lợi sản xuất vụ đông 2016 và triển khai sản xuất vụ chiêm xuân 2017 đạt kết quả tốt, ngày 30/12/2016, Sở NN &PTNT đã có văn bản về tập trung chỉ đạo sản xuất vụ chiêm xuân 2017.