(HBĐT) - Ngày Tết, con gà không thể thiếu trong mỗi gia đình người Việt, nhưng không phải nơi nào cũng nuôi được gà lớn nhanh và ngon như ở Lạc Sơn. Nơi đây, tạo hóa ưu đãi trồng được cây dổi vị thơm và nuôi gà có vị ngọt, giòn, ăn một lần là không thể nào quên. Nơi đây cũng sinh ra nhiều người giỏi nuôi gà với trại hàng nghìn con cung cấp cho thị trường Hòa Bình và các tỉnh lân cận.

Ông Bùi Văn Chẻm, xóm Đảng 1, xã Chí Thiện (Lạc Sơn) chăm sóc đàn gà của gia đình.

 

Qua lời giới thiệu với hàng chục người nuôi gà giỏi của anh Bùi Văn Khánh, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lạc Sơn, chúng tôi tìm đến gia đình anh Bùi Văn Hòa ở xóm Bưng 1, xã Hương Nhượng. Qua thị trấn Vụ Bản, đến cầu Chum  hỏi nhà anh Hòa nuôi gà ai cũng biết và bảo: Hòa nuôi gà giỏi à? Anh được biết đến như một “cao thủ” nuôi hàng nghìn con gà”.

 

Cũng như bao thanh niên khác trong làng, sau khi lập gia đình, vợ chồng anh có hơn 6.000m2 đất vườn và 1.000 m2 ruộng cày cấy mưu sinh. Để cải thiện cuộc sống anh chị còn nuôi thêm gà. Với mục đích nuôi ăn thịt và lấy trứng nên việc chăm sóc và phòng bệnh không được quan tâm. Có năm gà bị dịch chết hết cả đàn hơn 100 con. Tết  không có gà phải ra chợ mua. Cách đây 6 năm, thương hiệu gà thả đồi  Lạc Sơn được nhiều người biết đến và thấy nuôi gà hiệu quả nên vợ chồng anh quyết định học hỏi để đầu tư. Anh xác định nuôi gà phải có kinh nghiệm, có kỹ thuật nên việc đầu tiên phải học hỏi. Cứ nghe đâu có trại gà lớn như ở Yên Thủy, Hà Tây (cũ) anh chị đến tận nơi thăm quan, học tập. Anh cho biết: “Nhiều nơi họ cho xem gà, chuồng trại nhưng giấu nghề. Những loại thuốc phòng, cám ăn, kinh nghiệm họ không truyền cho người khác. Nhưng cũng có chủ trang trại truyền bí quyết chăm sóc gà cho mình. Đi nhiều, học mỗi người một tý nên tôi cũng đúc rút được nhiều kinh nghiệm”. Khi đã nắm được cách chăm sóc, vợ chồng anh về cải tạo lại chuồng trại rồi bắt 1.000 con gà giống để nuôi. Nhiều người ngại ngần bảo: Anh liều thật, nuôi một lúc số lượng nhiều như thế mà bị dịch thì làm thế nào? Tuy nhiên, do nắm vững kỹ thuật, cẩn trọng trong việc chăm sóc, phòng dịch nên lứa gà đó anh chị thắng lớn. Những lứa sau anh đều nuôi trên 1.000 con. Sau 5 năm, đàn gà của anh chưa lần nào bị bệnh.

 

Anh chia sẻ: Nuôi gà không khó nhưng  gà không bị bệnh, bị dịch là rất khó. Bởi gà nhiều bệnh và hay bị lây thành dịch. Trong đàn có con bị nhiễm có thể chết cả đàn mà không thể cứu được. Tuy nhiên, người nuôi nếu biết cách chăm sóc và tỉ mẩn thì cũng không khó. Việc đầu tiên là xây chuồng trại thoáng về mùa hè, ấm về mùa đông. Sàn chuồng gà ở cao hơn mặt đất chừng 20 cm và trải trấu. Khi có mùi hôi thì thay trấu ngay. Không để khói bếp bay vào chuồng và thường xuyên khử trùng chuồng trại 1 tháng 2 lần. Yếu tố quan trọng nữa là phải tiêm thuốc phòng bệnh định kỳ. Ngoài ra, khi nuôi phải thường xuyên theo dõi gà ăn,  phân như nào để phát hiện, xử lý bệnh. Để theo dõi được như thế đòi hỏi người nuôi ngày nào cũng phải theo dõi.   

 

Vừa kể chuyện, anh Hòa dẫn tôi đi thăm quan chuồng trại. Anh cho biết: Tôi vừa đầu tư hơn 100 triệu đồng xây chuồng rộng hơn 300m2 để mở rộng chăn nuôi. Trước đây, chuồng cũ chỉ nuôi khoảng hơn 1.000 con. Lứa này dự tính nuôi khoảng 4.000 con. Hiện tại nuôi 1.500 con, sau 1-2 tháng sẽ bắt thêm hơn 2.000 con. Năm ngoái, gia đình tôi tham gia vào nhóm sản xuất rau, gà sạch,  gồm có 7 hộ trong xóm. Từ ngày vào nhóm không có đủ gà cung cấp cho người tiêu dùng. Dự kiến trong thời gian tới, nhóm chúng tôi thành lập hợp tác xã không chỉ cung cấp gà cho thị trường Hòa Bình mà còn cung cấp cho thị trường Hà Nội.

 

Rời nhà anh Hòa, chúng tôi đến gia đình ông Bùi Văn Chẻm, xóm Đảng 1, xã Chí Thiện đúng lúc gia đình dùng bữa trưa. Bữa cơm nhà ông có thịt gà và rau luộc. ông chia sẻ: Hôm nay tôi thịt gà ăn thử để kiểm tra chất lượng gà bán Tết. Con gà chừng hơn 2 cân, được chặt miếng to chấm với bột canh hạt dổi, chanh. Sau chén rượu, ông Chẻm kể về chuyện “kết duyên” với con gà bao năm nay. Ngày trước gia đình ông làm đại lý sắt, thép, xi măng. Được một thời gian thì việc kinh doanh không thuận lợi. Thấy nhu cầu gà giống ở Lạc Sơn nhiều nên gia đình ông quyết định mua lò ấp về ấp thuê. Nhiều người mua giống từ lò của ông về nuôi thành công nên ông quyết định xây chuồng nuôi. Lứa đầu nuôi 500 con. Không phòng bệnh, lại để đàn gà khác đến lây bệnh nên đàn gà của ông bị rù. Không chữa được, ông đành ngậm đắng chôn hơn 400 con đang kỳ mau lớn. Không lùi bước, ông quyết tâm đi học hỏi kinh nghiệm ở trại gà lớn ở Kỳ Sơn và cẩn thận ghi chép kỹ thuật chăm sóc gà. Về nhà, ông khử trùng chuồng trại mua 1.000 con giống về nuôi. Lứa đầu cẩn trọng áp dụng những kỹ thuật  học hỏi được nên thành công.

 

Hơn 5 năm nay, mỗi năm 2 lứa, đàn gà của ông lớn nhanh như thổi. Theo tính toán, trừ tiền cám, công chăm sóc, thuốc phòng bệnh… mỗi lứa ông lãi 20-30 triệu đồng. ông chia sẻ: Ngoài vệ sinh chuồng trại, phòng bệnh từ lúc mới nở, thường xuyên theo dõi bệnh, thức ăn, nước uống và cách ly với đàn gà hàng xóm là hết sức quan trọng. Bởi phòng được bệnh nhưng khi bị lây dịch gà vẫn bị bệnh.

Rời nhà ông Chẻm, tôi nhớ mãi câu nói của ông: Làm việc gì cũng không khó, quan trọng là mình yêu nghề mới thành công.

 

 

                                                                                 Việt Lâm

 

Các tin khác


Thu nhập 200 triệu đồng mỗi năm từ nuôi cá lồng

(HBĐT) - Những năm gần đây, nông dân các xã sinh sống ven sông Đà đã tận dụng mặt nước để phát triển nghề nuôi cá lồng, tạo việc làm, tăng thu nhập và làm giàu trên quê hương mình.

Huyện Kỳ Sơn: Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng đạt 1.127 tỉ đồng

(HBĐT) - Năm 2016, huyện Kỳ Sơn đã tập trung sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo kế hoạch đề ra, đặc biệt là các sản phẩm thế mạnh như: vật liệu xây dựng, chổi chít, gạch, đá các loại, chế biến nông - lâm sản, gia công cơ khí.

Yên Thuỷ 8320 hộ dư nợ tín dụng chính sách

(HBĐT) - Ngày 16/1, Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện Yên Thuỷ tổ chức hội nghị tổng kết công tác tín dụng năm 2016, triển khai công tác tín dụng năm 2017.

Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện Cao Phong triển khai công tác tín dụng năm 2017

(HBĐT) - Ngày 16/1, Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện Cao Phong tổ chức hội nghị tổng kết công tác tín dụng năm 2016, triển khai công tác tín dụng năm 2017.

Ngân hàng Nhà nước triển khai nhiệm vụ 2017

(HBĐT) - Chiều 16/1, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh đã tổ chức hội nghị tổng kết năm 2016, triển khai nhiệm 2017. Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đến dự. Năm 2016, NHNN đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Hoạt động ngân hàng trên địa bàn cơ bản ổn định, an toàn, tuân thủ các quy định của pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Các ngân hàng, TCTD đã bám sát chủ trương, địnhh hướng và chỉ đạo của NHNN, đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay vốn cho nền kinh tế, bảo đảm an toàn cho hệ thống.

Giáp tết giá cam canh tăng từng ngày

(HBĐT) - Theo khảo sát, vào những ngày này giá cam canh ở huyện Cao Phong tăng từng ngày. Đến thời điểm hiện nay giá cam tại vườn trung bình là 30.000 đồng/kg. Có vườn đất đồi cam đẹp chủ vườn đòi giá 36.000 đồng/kg.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục